Dẫn động lyhợp bằng cơ khí có cường hóa khí nén phù hợp để áp dụng cho việc

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế ly hợp xe tải 8 tấn (Link Cad: http://bit.ly/lyhopxetai8tan) (Trang 34 - 36)

- Sử dụng phải chắc chắn nhẹ nhàng. - Dễ chăm sóc, bảo dưỡng và sửa chữa.

Chương 3

NỘI DUNG THIẾT KẾ TÍNH TOÁN1. XÁC ĐỊNH MÔMEN MA SÁT CỦA LY HỢP 1. XÁC ĐỊNH MÔMEN MA SÁT CỦA LY HỢP

Ly hợp cần được thiết kế sao cho nó phải truyền được hết mômen của động cơ và đồng thời bảo vệ được cho hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải. Với hai yêu cầu như vậy mômen ma sát của ly hợp được tính theo công thức:

Ml = β . Me max

Trong đó: Me max - mômen xoắn cực đại của động cơ. β - hệ số dự trữ của ly hợp.

Trong quá trình làm việc của li hợp sẽ xẩy ra các hiện tượng sau:

- Đĩa ma sát mòn dần, đĩa mà sát phải dịch chuyển để ép sát vào đĩa ma sát, lò xo ép sẽ giãn dần ra và do vậy lực ép sẽ giảm dần (điều này luôn xẩy ra không khắc phục được).

- Tấm mà sát trong quá trình làm việc, chịu nhiệt độ cao, áp suất và vận tốc trượt lớn và có thể dính dầu, nước làm giảm hệ số ma sát.

- Trong quá trình làm việc lò xo ép chịu tác động nhiệt độ và thường xuyên chịu lực ép lớn và do vậy độ cứng của lo xo có thể giảm trong quá trình làm việc.

Những điều kiện trên đều làm giảm mô men ma sát tức mô men truyền của ly hợp. Do vậy hệ số β phải lớn hơn 1 để đảm bảo truyền hết mômen của động cơ trong mọi trường hợp. Tuy nhiên hệ số β cũng không được chọn lớn quá để tránh tăng kích thước đĩa bị động và tránh cho hệ thống truyền lực bị quá tải. Hệ số β được chọn theo thực nghiệm.

Tra bảng 1 Sách hướng dẫn "Thiết kế hệ thống ly hợp của ôtô", ta xác định hệ số dự trữ của ly hợp :

Với ôtô tải làm việc có kéo rơmoóc: β = 2,0 ÷ 3,0 → Ta chọn β = 2 ⇒ Vậy mômen ma sát của ly hợp :

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế ly hợp xe tải 8 tấn (Link Cad: http://bit.ly/lyhopxetai8tan) (Trang 34 - 36)