XÁC ĐỊNH CÔNG TRƯỢT SINH RA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG LY HỢP

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế ly hợp xe tải 8 tấn (Link Cad: http://bit.ly/lyhopxetai8tan) (Trang 38 - 39)

HỢP

3.1.Khái niệm

Khi đóng ly hợp xẩy ra hiện tượng trượt giữa các bề mặt đĩa ép, bánh đà với bề mặt đĩa bị động, ma sát giữa các bề mặt sẽ biến thành nhiệt. Công của động cơ khi truyền qua ly hợp lúc này sẽ chia làm hai phần: một phần truyền qua ly hợp và các bộ phận khác của hệ thống tuyền lực đến bánh xe; một phần biến thành nhiệt nung nóng các chi tiết của ly hợp và tỏa ra ngoài. Phần biến thành nhiệt được gọi là công trượt. Khi công trượt biến thành nhiệt nung nóng các chi tiết của ly hợp sẽ gây ra:

- Giảm độ bền và thay đổi tính năng làm việc của cảu các chi tiết liên quan như lò xo ép.

- Thay đổi hệ số mà sát của tấm ma sát, làm mài mòn nhanh chóng tấm ma sát, thậm chí làm cháy tấm mà sát nếu nhiệt độ vượt quá một giá trị nhất định.

Bởi vậy khi thiết kế ly hợp người ta rất quan tâm đến giá trị của công trượt, khống chế công trượt trong giá trị cho phép.

Giá trị của công trượt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người lái (đóng mở ly hợp nhanh hay chậm), mô men động cơ, mô men cản của xe quy về trục ly hợp, hệ số dự trữ của ly hợp,… và rất khó có thể xác định chính xác.

3.2. Khao sát quá trình khởi hành, sang số và trượt ly hợp

Quá trình khởi hành và tăng tốc ô tô thường diễn ra như sau: Người lái ngắt (đạp bàn đạp ly hợp) ly hợp, gài số (thường là số 1), tăng ga đồng thời nhả bàn đạp ly hợp (đóng ly hợp). Khi quá trình trượt kết thúc, người lái tiếp tục tăng ga sau đó lại ngắt ly hợp, sang số mới (ví dụ số 2), tăng ga và đóng ly hợp… Quá trình cứ tiếp diễn cho đến khi xe đạt được vận tốc cần thiết.Tác giả Bukharin (Liên xô cũ) đã khảo sát quá trình này và đưa ra sơ đồ dưới đây (hình 3.2a ). Trục hoành biểu thị thời gian, trục tung biểu thị vận tốc của xe. Tại thời điểm a người lái ngắt ly hợp và gài số. Từ a đến b người lái tăng ga để chuẩn bị đóng ly hợp, vận tốc góc động cơ giảm xuống, vận tốc góc của trục ly hợp ω1 và vận tốc của xe bắt đầu tăng từ 0. Đến điểm c, quá trình trượt ly hợp kết thúc, vận tốc góc của động cơ bằng vận tốc góc trục ly hợp bằng ω4. Từ c đến d người lái tăng ga, vận tốc góc của trục ly hợp và vận tốc của xe tăng. Đến điểm d người lái tiến hành nhả ly hợp và sang số mới, vận tốc góc của động cơ, vận tốc góc

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế ly hợp xe tải 8 tấn (Link Cad: http://bit.ly/lyhopxetai8tan) (Trang 38 - 39)