4. Ý nghĩa của đề tài
3.3.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại của công tác tiếp
dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang giai đoạn 2008-2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.4. Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang trong thời gian tới
2. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội các năm từ 2008 đến 2013 được thu thập tại tỉnh Tuyên Quang thập từ các báo cáo, tài liệu của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Tuyên Quang.
- Số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh Tuyên Quang số liệu thu thập từ các báo cáo, tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra.
- Đối tượng phỏng vấn là những người có đơn thư nộp trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã được giải quyết trong thời gian từ năm 2008 -2013.
- Thời gian phỏng vấn: Tháng 3, tháng 4 năm 2014.
- Địa điểm: Phỏng vấn người đến nộp đơn tại Sở có hộ khẩu thường trú tại địa bàn Thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp
Căn cứ vào sổ tiếp công dân của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang từ năm 2008 đến năm 2013. Qua rà soát những người có đơn thư nộp tại Sở, lựa chọn những đối tượng khác nhau để phỏng vấn như người nộp đơn đến Sở một lần, nhiều lần; có đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh giao cho Sở thụ lý giải quyết, tham mưu về chuyên môn, nhưng cũng có những người nộp đơn tại Sở nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết đã được chuyển đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết....
- Nội dung phỏng vấn:
+ Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai Số lượng người phỏng vấn: 30 người.( = 30 phiếu )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo về đất đai. Số lượng người phỏng vấn: 20 người.( = 20 phiếu ) + Công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp về đất đai Số lượng người phỏng vấn: 20 người.( = 20 phiếu )
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm chuyên môn tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang.
- Số lượng người phỏng vấn 30 người.
- Nội dung phỏng vấn: Đánh giá hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang.
- Đại điểm phỏng vấn: Tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang. - Thời gian phỏng vấn: Tháng 5 năm 2014
2.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
Số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft excel, Microsoft Word.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội
khoảng 160 km về Phía Bắc, trong toạ độ địa lý: 21029' - 22042' vĩ độ Bắc, 104050' -
105036' kinh độ Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm lưu vực sông Lô, sông Gâm có tổng diện tích tự nhiên là 586.732,71 ha, bằng 1,78 % tổng diện tích cả nước... trong đó có 70% diện tích là đất đồi núi.
Về hành chính, tỉnh Tuyên Quang có 06 huyện (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương) và 1 thành phố (TP.Tuyên Quang) với 129 xã, 07 phường và 05 thị trấn. [33]
b. Địa hình- địa mạo
Địa hình của tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc của tỉnh. Ở Phía Nam của tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông, suối.
Tỉnh Tuyên Quang có 5 kiểu địa hình như sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 700-1.500 m): chủ yếu ở huyện Na Hang, Lâm Bình, phía Bắc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá và một số dải núi ở huyện Yên Sơn (núi Là, núi Nghiêm), Sơn Dương (núi Lịch, núi Tam Đảo).
- Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 300- 700 m): bao gồm các dãy núi thấp xen kẽ đồi, phân bố chủ yếu ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và phía Nam huyện Chiêm Hoá.
- Kiểu địa hình đồi thấp (độ cao thấp hơn 300 m): phân bố ở phía Nam huyện Yên Sơn, Hàm Yên.
- Kiểu địa hình karst: là kiểu địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi, phân bố tập trung ở Na Hang, Lâm Bình, phía thượng lưu huyện Chiêm Hoá và Sơn Dương.
- Kiểu địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các con sông lớn, tạo thành những bãi bồi không liên tục. Kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ. [33]
c. Đặc điểm khí hậu [33]
Do vừa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậu vùng núi cao có địa hình chia cắt mạnh nên ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối không khí.
Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên Tuyên Quang có hai vùng khí hậu với nhiều nét riêng biệt: vùng phía Bắc có mùa đông kéo dài, nhiệt độ thấp, mùa hè mưa nhiều hơn; phía Nam khí hậu đa dạng hơn, mùa đông ngắn hơn, mùa hè nóng hơn và thường có mưa dông. Mưa dông với cường độ lớn thường gây ra những trận lụt kéo dài nhiều ngày, đôi khi cả lũ quét, gây nhiều tổn thất cho nhân dân địa phương.
d. Tài nguyên thiên nhiên[33]
* Tài nguyên đất
Với tổng diện tích tự nhiên là 586.732,71 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra các vùng chuyên canh chè, mía, lạc ... cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đất Tuyên Quang được chia thành 7 nhóm và 17 loại chính:
- Nhóm đất phù sa: gồm 5 loại chính, có nguồn gốc phù sa sông suối. Diện tích chiếm khoảng 2,72 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
- Nhóm đất dốc tụ: là sản phẩm rửa trôi và tích tụ của các loại đất ở các chân sườn và khe dốc. Đất này có diện tích chiếm 1,21 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các thũng lũng thấp giữa các dãy núi thuộc huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên. Đất thường được sử dụng trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.
- Nhóm đất bạc màu: có diện tích chiếm 0,61 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá, Sơn Dương.
- Nhóm đất đen: được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi. Nhóm này có diện tích chiếm 0,05 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Sơn Dương, Chiêm Hoá, Na Hang.
- Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích chiếm 67,75 % diện tích toàn tỉnh, gồm 3 loại: đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Đây là nhóm có độ phì nhiêu khá cao, có ý nghĩa trong trồng trọt, đặc biệt là trồng cây dài ngày.
- Nhóm đất vàng đỏ: được hình thành do phong hoá đá gốc, có diện tích chiếm 17,33 % diện tích đất toàn tỉnh. Nhóm đất này thường được sử dụng trồng rừng và các loại cây công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: có diện tích chiếm 6,18% diện tích đất toàn tỉnh. Nhóm đất này thường được sử dụng trồng rừng và các mục đích lâm nghiệp khác.
* Tài nguyên nước [33]
+ Nước mưa
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất phong phú nhưng phân bố và biến động không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nước mặt
Sự kết hợp giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình phân cắt mạnh và lượng
mưa dồi dào đã tạo cho Tuyên Quang có mạng lưới thuỷ văn dày đặc với mật độ
khoảng 0,90 km/km2. Mạng lưới sông ngòi tỉnh Tuyên Quang phân bố khá đồng đều
giữa các vùng, gồm sông Lô, sông Gâm, Phó Đáy và trên 500 sông suối nhỏ khác.
+ Nước dưới đất
Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Tuyên Quang có phạm vi phân bố rất hẹp. Chúng thường phân bố dọc theo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy, trên các thềm sông, bãi bồi. Nước trong các tầng có quan hệ thuỷ lực với nước sông và có chất lượng tốt.
Các tầng chứa nước khe nứt, khe nứt- karst phân bố rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh, nhưng mức độ chứa nước của chúng không đồng đều. Chỉ các tệp đá vôi, đá hoa phát triển karst và bị nứt nẻ mới có mức độ chứa nước tốt.
Ngoài nguồn nước dưới đất nhạt, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện được 5 nguồn nước khoáng: nước khoáng Mỹ Lâm, Bình Ca, Bản Rừng, Làng Yểng và Pắc Ban. Năm nguồn nước khoáng này chứa nhiều loại muối khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người, có khả năng khai thác sử dụng để chữa bệnh và đóng chai.
* Tài nguyên khoáng sản [33]
Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
- Thiếc: Ðã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương với trữ lượng khoảng 28.830 tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ba rít: Ðã phát hiện được 24 điểm có ba rít thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá có trữ lượng trên 2 triệu tấn.
- Măngan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở Na Hang. - Ăngtymol: Ðã phát hiện 15 điểm có ăngtymol ở các huyện Chiêm Hoá, Na Hang và Yên Sơn.
- Ðá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ m3, Có thể khẳng định rằng
nguồn đá vôi của Tuyên Quang khá dồi dào, là loại khoáng sản có khả năng khai thác tốt nhất trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực.
- Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất mỏ sét Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng.
Ngoài ra, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như vonfram, kẽm, pirit, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi ... đang được khai thác với các quy mô khác nhau.
* Tài nguyên sinh vật [33]
Tuyên Quang là tỉnh có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Đây là một kho tàng về gien quý hiếm.
Về thực vật: hệ thực vật Tuyên Quang có 4 ngành là Thông đất, Dương xỉ, Ngành thông, Mộc lan với tổng số 1.260 loài thuộc 159 họ, 616 chi. Hiện Tuyên Quang có 19 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơmu....
Về động vật: Tuyên Quang có 4 lớp động vật có xương sống là thú, chim, bò sát và ếch nhái với 274 loài thuộc 79 họ, 28 bộ. Trong đó lớp thú có 76 loài thuộc 24 họ, 7 bộ; lớp chim có 175 loài thuộc 45 họ, 14 bộ; lớp bò sát có 6 loài thuộc 5 họ, 3 bộ; lớp ếch nhái có 17 loài thuộc 5 họ, 4 bộ.
* Tài nguyên du lịch [33]
Tuyên Quang hiện có 467 điểm di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng như Tân Trào (Yên Sơn), Kim Bình (Chiêm Hoá), Kim Quan (Yên Sơn)... đây là cơ sở thuận lợi phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tính đến năm 2013, dân số tỉnh Tuyên Quang là 746.669 người, trong đó có 469.032 người trong độ tuổi lao động, tăng 1.907 người so với năm 2012.
Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính: Thành phố Tuyên Quang có mật độ dân số cao nhất, cao hơn gấp 6 lần so với mật độ dân số trung bình của cả tỉnh; huyện Lâm Bình có mật độ dân số thấp nhất, chỉ khoảng 39
người/km2.
Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Nùng, Sán Dìu,… trong đó đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 48% dân số).
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Tuyên Quang với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng với nhiều nét độc đáo. Đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang với truyền thống cách mạng và lòng yêu nước lâu đời, luôn một lòng sắt son theo Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng quê hương đất nước ngày một vững mạnh và giàu đẹp.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều thay đổi đáng kể, tỷ trọng về các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng tăng, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số. Trong năm 2013 sản xuất nông nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, tổng số diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 528.274,81 ha, chiếm 90,04% tổng diện tích đất tự nhiên. [33]
3.1.2.2. Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tỉnh Tuyên Quang luôn triển khai mọi giải pháp, nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh như: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển khu đô thị, dịch vụ, du lịch, giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả. [33]
3.1.2.3. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng
a.Hệ thống giao thông
Là tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ tương đối hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng được đầu tư và coi trọng, cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường Quốc lộ đi qua như: Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang; Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37, Quốc lộ 279, Quốc lộ 37B …Đây là những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên