Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại sở tài nguyên và môi trường tuyên quang giai đoạn 2008-2013 (Trang 28 - 94)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.5. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

Được quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [10]; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004, năm 2005 [13] [14]; Luật Khiếu nại năm 2011 [16], Luật Tố cáo năm 2011 [17].

1.2.5.1. Trình tự giải quyết khiếu nại

- Thụ lý giải quyết khiếu nại:(Quy định tại Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011) [16]. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra Nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: ( Quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011) [16].

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xác minh nội dung khiếu nại: (Quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại năm 2011) [16].

+ Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:

Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra Nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

+ Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:

Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;

Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;

Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

1.2.5.2. Trình tự giải quyết tố cáo

(Được quy định tại Điều 18 Luật Tố cáo năm 2011) [17]. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: + Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

+ Xác minh nội dung tố cáo; + Kết luận nội dung tố cáo;

+ Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

+ Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. - Hình thức tố cáo: (Được quy định tại Điều 19 Luật Tố cáo năm 2011) [17]. + Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

+ Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

+ Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

- Thời hạn giải quyết tố cáo: (Quy định tại Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011) [17] + Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

+ Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

1.2.5.3. Trình tự giải quyết tranh chấp về đất đai

Quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003 [11].

- Tại Điều 135, quy định: “ Hoà giải tranh chấp đất đai”

+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

+ Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tại Điều 136, quy định: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT; quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng.

- Tại Điều 137, quy định: Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới

hành chính.

+ Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định;

Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính phủ quyết định.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.

1. 3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên cả nƣớc

1.3.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo

Từ năm 2008 đến 2013, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 2.336.828 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 1.015.603 đơn thư. Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng cả về số đoàn đông người, số vụ việc ( từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 248.823 vụ việc năm 2013, tỷ lệ tăng 33,0 %; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.671 lượt đoàn năm 2013, tỷ lệ tăng 89,4 %). Sự gia tăng ở các khu vực không đồng đều: khu vực phía Bắc tuy số vụ việc giảm 6,5%, nhưng số đoàn đông người tăng cao nhất (89 %); khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng 65,2 % số vụ việc, 67,5 % số đoàn đông người; khu vực phía Nam tăng 18,5 % số vụ việc, 32,0 % số đoàn đông người.

Tình hình khiếu nại, tố cáo từ 2008-2013 ở một số địa bàn có giảm, nhưng về tổng quan thì tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là: số đoàn đông người tăng, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến.

Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn không nhất trí kết quả mà vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất để thực hiện các dự án tại các địa phương như Thành phố Hà Nội, các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Đắc Lắc, Đắc Nông, Thanh Hóa, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa..., các vụ việc đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân tại các địa phương như: Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh...[27], [28], [29].

1.3.2. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu

+ Nội dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm tới 70%) trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Khiếu nại đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

- Khiếu nại về nhà ở như: đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà ở thuộc diện thực hiện các chính sách của Nhà nước về quản lý nhà.

- Khiếu nại về chính sách xã hội, khiếu nại trong hoạt động tư pháp...

+ Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, trù dập người khiếu kiện, bao che cho cán bộ dưới quyền, cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng trong hoạt động tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.3.3. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.3.3.1. Về tiếp công dân

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ [27], [28], [29], Từ năm 2008 đến năm

2013, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 2.336.828 lượt người đến khiếu nại, tố cáo với 1.246.282 vụ việc; trong đó có 23.080 đoàn đông người với 210.684 người, 13.236 vụ việc, trong đó:

- Các địa phương đã tiếp 1.972.207 lượt người với 1.163.616 vụ việc và 18.620 đoàn đông người với 9.677 vụ việc (tiếp dân thường xuyên 1.590.414 lượt người với 936.558 vụ việc và 14.923 đoàn đông người với 6.359 vụ việc ; Lãnh đạo các cấp tại địa phương tiếp định kỳ và đột xuất được 381.793 lượt người với 227.058 vụ việc và 3.697 đoàn đông người với 3.318 vụ việc).

- Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 364.621 lượt người với 82.666 vụ việc, 4.460 đoàn đông người với 3.559 vụ việc.

1.3.3.2. Về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 1.015.603 đơn khiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về khiếu nại: Tiếp nhận, xử lý 889.648 đơn khiếu nại với 1.090.497 vụ việc, 382.965 vụ việc thuộc thẩm quyền (chiếm 87,50 % tổng số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền).

- Về tố cáo: Tiếp nhận, xử lý 125.955 đơn tố cáo với 155.785 vụ việc, có 54.709 vụ việc thuộc thẩm quyền (chiếm 12,50% tổng số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền).

1.3.3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền

- Các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết 339.405 đơn khiếu nại, trong tổng số 385.350 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 88,0 %). Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,35 %, số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 26,38%, khiếu nại sai chiếm 54,27%.

- Các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết 44.925 đơn tố cáo trong tổng số 52.324 đơn thuộc thẩm quyền ( đạt trên 85,8%). Qua phân tích cho thấy có 15,7 % đơn tố cáo đúng, 29,48% đơn tố cáo có đúng, có sai và 54,83% đơn tố cáo sai.

- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.267,58 tỷ đồng, 1.422 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân với số tiền 1.901,89 tỷ đồng và 1.377 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 4.467 người, chuyển cơ quan điều tra 336 vụ với 717 người.

1.3.3.4. Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tính đến hết năm 2013, các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, ra văn bản giải quyết dứt điểm được 1.549 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài nhiều năm ( đạt 98,04% số vụ việc tồn đọng phải kiểm tra, xem xét lại); hiện còn 31 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết. [34]

1.3.4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo

1.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi nhiều đất của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội nhưng vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước, có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương; cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại sở tài nguyên và môi trường tuyên quang giai đoạn 2008-2013 (Trang 28 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)