4. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo
Từ năm 2008 đến 2013, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 2.336.828 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 1.015.603 đơn thư. Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng cả về số đoàn đông người, số vụ việc ( từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 248.823 vụ việc năm 2013, tỷ lệ tăng 33,0 %; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.671 lượt đoàn năm 2013, tỷ lệ tăng 89,4 %). Sự gia tăng ở các khu vực không đồng đều: khu vực phía Bắc tuy số vụ việc giảm 6,5%, nhưng số đoàn đông người tăng cao nhất (89 %); khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng 65,2 % số vụ việc, 67,5 % số đoàn đông người; khu vực phía Nam tăng 18,5 % số vụ việc, 32,0 % số đoàn đông người.
Tình hình khiếu nại, tố cáo từ 2008-2013 ở một số địa bàn có giảm, nhưng về tổng quan thì tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là: số đoàn đông người tăng, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến.
Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn không nhất trí kết quả mà vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất để thực hiện các dự án tại các địa phương như Thành phố Hà Nội, các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Đắc Lắc, Đắc Nông, Thanh Hóa, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa..., các vụ việc đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân tại các địa phương như: Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh...[27], [28], [29].