Những giải pháp khắc phục các bất cập của quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố vinh,tỉnh nghệ an (Trang 67 - 73)

- Cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất nông nghiệp.

- Nên ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.

- Nên chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.

67

người nông dân có đất bị thu hồi nói riêng có trình độ văn hóa kém, trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý kém, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất hạn chế. Do đó, khi được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tình trạng hoặc không được thu nhận, hoặc tự bỏ doanh nghiệp, hoặc bị sa thải sau một thời gian làm việc. Vì vậy để nâng cao chất lượng nguồn lao động phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập, các nhà quản lý và người lao động phải thực hiện:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó cần chú ý tới những ngành nghề đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của người lao động. Nhu cầu trước mắt không chỉ liên quan đến công nghiệp dịch vụ mà còn gắn liền với nông nghiệp như kỹ thuật chăn nuôi, gieo trồng theo hướng hiện đại phù hợp với đất đai, khí hậu, thời tiết, điều kiện canh tác và khả năng phát triển của khu vực.

- Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người bị thu hồi đất có khả năng học tập chuyển đổi theo hình thức phù hợp.

Ngoài ra các doanh nghiệp cần dành một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp cấp cho nông dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, bán hàng tạp hóa, quán ăn, sửa chữa xe máy phục vụ sinh hoạt cho các khu công nghiệp.

- Người dân nên có phương án sử dụng số tiền đền bù một cách phù hợp, số tiền đền bù nên chia thành hai phần. Một phần được dùng để xây dựng nhà cửa và chi dùng vào những việc thật cần thiết. Phần còn lại lớn hơn có thể góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất, vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất công nghiệp, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận được lãi suất tiền gửi để có thu nhập ổn định.

- Thêm nữa, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, xuất khẩu lao động đang trở thành một nhu cầu bức xúc cả về nước xuất khẩu và cả về phía các nước nhập khẩu lao động. Đối với nước ta, xuất khẩu lao động là vấn đề chiến lược quan trọng mang tính Quốc gia đem lại hiệu quả kép, “vừa ích nước vừa lợi nhà”. Do đó, xuất khẩu lao động là một biện pháp quan trọng đối với lực lượng lao động nước ta nói chung, với lao động ở các vùng có đất bị thu hồi

68

nói riêng. Tuy nhiên, như đã nói, chất lượng lực lượng lao động nước ta nói chung, các vùng có đất bị thu hồi nói riêng hiện nay còn rất thấp. Vì thế để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, cần thiết phải có sự lựa chọn và đào tạo nghề nghiệp, rèn luyện kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp cho người lao động.

- Thay đổi cơ cấu kinh tế ở những vùng bị thu hồi đất: phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề, cụm làng nghề truyền thống trong nông thôn sử dụng nhiều lao động, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hóa. Để thực hiện được mục tiêu này cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung, tổ chức các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ các hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Kết quả bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn từ 2000 - 2005 cho thấy diện tích đất nông nghiệp giảm 2,26 % (153,17 ha) so với tổng diện tích tự nhiên của TP. Vinh. Trong đó đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác có sự biến động lớn (lần lượt là: 23,81 % và 39,59 %). Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu bị mất đi thay thế vào đó là các loại đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất ở, đất sản xuất kinh doanh… ) là do tác động của quá trình đô thị hóa. Kết quả bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005 còn cho thấy xu hướng mất đất nông nghiệp chủ yếu tại các xã ven đô ở phía Đông và Đông bắc của thành phố. Trong khi đó theo kết quả phân tích và tính toán cho thấy giai đoạn 2008 - 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 4,43 % (364,91 ha) so với tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Như vậy, giai đoạn 2008 – 2010 tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh hơn điều này đồng nghĩa với việc

69

diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp, phục vụ quá trình đô thị hóa của thành phố.

2. Đô thị hóa đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thành phố: cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm, còn ngành nông nghiệp thì giảm qua các năm. Từ năm 2000 - 2010, cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng là 4,59 %; ngành trồng trọt giảm 0,79%.

3. Đô thị hóa, dân số thành thị tăng lên rất nhanh từ 71,25 % năm 2008 lên 75,26 % năm 2010, dân số nông thôn chỉ tăng không đáng kể. Lao động ngành trồng trọt giảm, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có sự gia tăng; Số người không có việc làm chủ yếu là ở độ tuổi trên 40 tuổi và khó khăn khi tìm việc làm đó là việc làm không phù hợp.

4. Đô thị hóa đã làm tăng thu nhập của người dân và đời sống của họ được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người của toàn TP. Vinh năm 2000 là 7 triệu đồng/năm, năm 2005 là 14,4 triệu đồng/người đến năm 2010 đã là 38,1 triệu đồng/người. Và thu nhập của các nhóm hộ điều tra cũng tăng lên qua các năm. Thu nhập của nhóm hộ 3 chủ yếu là thu từ lao động làm thuê và sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thu nhập của nhóm hộ 1 chủ yếu thu từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nhóm 2 chủ yếu từ đi làm thuê và sản xuất nông nghiệp.

Kiến nghị

- Quá trình đô thị hóa dẫn đến thay đổi cuộc sống của người dân vì vậy cần tăng cường đào tạo ngành nghề phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ ở địa phương.

- Mạnh dạn chuyển đổi các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, tích cực khôi phục các làng nghề truyền thống để nâng cao thu nhập cho người dân.

- Mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Tích cực học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình từ các địa phương khác áp dụng cho gia đình tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi trong gia đình.

- Người lao động cần cố gắng học hỏi, tiếp thu cái mới để nâng cao trình độ chuyên môn, phong cách làm việc công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lực trong tiến trình đô thị hóa của TP. Vinh.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Thực trạng và giải pháp (2002), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hiên (1998), Đô thị hóa và các chính sách phát triển đô thị trong CNH – HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Trung Dũng (2005), "Công tác dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh - Kết quả và tồn tại", Tạp chí Lao động xã hội số 261 tháng 4/2005.

4. Mạc Đường (2002), Dân tộc học – đô thị và vấn đề đô thị hóa, Nhà xuất bản trẻ. 5. Hoàng Văn Hoa (2005), Tác động của quá trình đô thị hóa đối với lao động, việc làm

ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Minh Hùng (2005), "Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động diện giao đất", Tạp chí Lao động xã hội số 261 tháng 4/2005.

7. Luật đất đai năm 2003.

8. Vương Hoàng Nam (2003), "Giải quyết việc làm cho trên 21 vạn lao động – do đâu",

Tạp chí Lao động xã hội số 261 tháng 4/2005.

9. Niên giám thống kê (2002 – 2010) TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.

10. Nguyễn Duy Quý (1998), Đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước khác, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

71

11. Trần Thị Băng Tâm, (2006), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Nông nghiệp. 12. Nguyễn Ngọc Thạch, (2011), Địa thông tin, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

13. Nguyễn Khắc Thời và nnk, (2008), Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và công nghệ GIS để xác định biến động đất đai trong tiến trình đô thị hóa khu vực ngoại thành Hà nội, Báo cáo đề tài cấp Bộ 2006-2008.

14. Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, (2004), NXB Bản đồ; và Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ- BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15. Uỷ ban nhân dân TP. Vinh (2010), báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố năm 2010.

16. Uỷ ban nhân dân TP. Vinh (2010), báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 TP. Vinh tỉnh Nghệ An.

17. Uỷ ban nhân dân TP. Vinh (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP. Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015.

18. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011), NXB Chính trị quốc gia.

19. Assian Association on Remote Sensing, Asian Conference on Remote Sensing, 11- 2004, Proceeding 1, 2, Polosk State University.

20. Brandon R, Bottomley, B,A, (1998), Land Use and Land Cover Change For Southeast Asia: A Synthesis Report University of Arkansas.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố vinh,tỉnh nghệ an (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)