Đối chiếu DHKG với viêm các nhóm xoang tr−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dị hình hốc mũi qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (CCLVT) (Trang 66 - 69)

xoang sàng tr−ớc, xoang trán)

Dị hình khe giữa có thể ảnh h−ởng 1 phần hoặc toàn bộ đ−ờng dẫn l−u và thông khí của vùng PHLN tùy thuộc vào từng vị trí của dị hình. Tuy vai trò của dị hình trong cơ chế bệnh sinh của viêm xoang mạn tính ch−a đ−ợc chứng minh nh−ng trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có sự liên quan sau:

Dị hình cuốn giữa th−ờng đi kèm với viêm xoang hàm và xoang sàng tr−ớc với các tỉ lệ 92,9% và 85,7%, trong khi đó với viêm xoang trán có tỉ lệ thấp hơn (53,6%). Kết quả này cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (77,8%; 55,6% và 33,3%)[2]. Từ đó, chúng tôi đ−a ra nhận xét b−ớc đầu là những dị hình cuốn giữa th−ờng có ảnh h−ởng nhiều đến lỗ thông xoang hàm và phễu sàng, và ít ảnh h−ởng tới ngách xoang trán.

Dị hình mỏm móc đi kèm với viêm xoang hàm có tỉ lệ là 87,5%, với xoang sàng tr−ớc là 75%, dị hình mỏm móc liên quan với viêm xoang trán chỉ là 33,3%, phù hợp với tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (90,9%; 72,7% và 45,5%). Dị hình mỏm móc cũng có thể ảnh h−ởng tới cả 3 xoang, nh−ng chủ yếu tới xoang hàm và xoang sàng tr−ớc.

Dị hình mỏm móc mà chúng tôi gặp trong nghiên cứu chủ yếu là dị hình mỏm móc cong ng−ợc ra tr−ớc. Dị hình này tuy có thể không trực tiếp chèn ép vào phễu sàng, nh−ng nó nh− “cánh cửa” che lấp làm giảm sự thông khí của vùng PHLN và của các xoang. Dị hình mỏm móc cũng có thể chèn ép trực tiếp r9nh bán nguyệt, mà ít ảnh h−ởng tới ngách xoang trán, do đó xoang trán th−ờng bị ảnh h−ởng chậm hơn, tỉ lệ viêm xoang trán có thể gặp ít hơn. Dị hình bóng sàng quá phát chúng tôi gặp 100% có viêm xoang hàm kèm theo, với xoang sàng tr−ớc tỉ lệ này là 84,6%. Tỉ lệ dị hình bóng sàng có liên quan với viêm xoang trán thấp hơn với tỉ lệ 46,2%.

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy bóng sàng quá phát có ảnh h−ởng rất lớn tới sự dẫn l−u và thông khí của xoang hàm và xoang sàng tr−ớc, ảnh h−ởng của nó tới xoang trán là không nhiềụ Nh− ta đ9 biết, khi bóng sàng quá phát sẽ gây sự chèn ép vùng PHLN, tạo môi tr−ờng thuận lợi dẫn đến viêm xoang, đặc biệt là xoang hàm và xoang sàng tr−ớc.

Dị hình TB đê mũi quá phát chúng tôi gặp 3 tr−ờng hợp. Và trong cả 3 tr−ờng hợp đều có viêm xoang trán kèm theọ Chúng tôi gặp 2 tr−ờng hợp TB đê mũi đơn thuần thì thấy trong cả 2 tr−ờng hợp đều không có viêm xoang hàm và xoang sàng tr−ớc. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, khi tế bào đê mũi quá phát sẽ ảnh h−ởng trực tiếp làm hẹp đ−ờng dẫn l−u xoang trán, mà ít ảnh h−ởng tới xoang hàm và xoang sàng. Nhận xét này phù hợp với y văn.

Với dị hình TB Haller, chúng tôi gặp 6 tr−ờng hợp, và trong cả 6 tr−ờng hợp đều có viêm xoang hàm và xoang sàng tr−ớc kèm theo, chỉ có 2 tr−ờng

hợp có viêm xoang trán khi nó xuất hiện phối hợp với các dị hình khác. DH TB Haller đơn thuần không thấy có viêm xoang trán kèm theọ

Tế bào Haller khi xuất hiện, nó sẽ làm hẹp lỗ thông xoang hàm và phễu sàng, hầu nh− ít ảnh h−ởng tới đ−ờng dẫn l−u của xoang trán.

Qua các kết quả nghiên cứu thu đ−ợc, dựa trên cơ sở giải phẫu , sinh lý mũi xoang, chúng tôi đ−a ra một số nhận xét b−ớc đầu về mối liên quan của từng dị hình khe giữa đối với con đ−ờng vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang tr−ớc (con đ−ờng thứ nhất) nh− sau:

- Với các đ−ờng dẫn l−u từ trong xoang đến phễu sàng:

+ Đối với xoang hàm: con đ−ờng này có thể bị hẹp lại do sự xuất hiện của tế bào Haller, bóng sàng quá phát, xoang hơi cuốn giữa hay cuốn giữa đảo chiều chèn ép vào lỗ thông xoang hàm.

+ Đối với xoang sàng tr−ớc: Đ−ờng dẫn l−u từ trong xoang sàng tr−ớc ra ngoài th−ờng bị ảnh h−ởng trực tiếp bởi sự quá phát của bóng sàng, dị hình tế bào Haller.

+ Đối với xoang trán: con đ−ờng vận chuyển dịch tiết từ xoang trán qua ngách xoang trán có thể bị ảnh h−ởng trực tiếp tế bào đê mũi quá phát.

- Đ−ờng dẫn l−u dịch tiết từ phễu sàng ra ngoài khe giữa có thể bị ảnh h−ởng bởi các dị hình sau: các dị hình cuốn giữa, các dị hình mỏm móc. Ngoài ra, dị hình mỏm móc cong ra tr−ớc còn làm giảm sự thông khí nói chung của cả 3 xoang.

Từ những quan sát và nhận xét trên, cùng với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài n−ớc, chúng tôi thấy rằng việc phát hiện các dị hình hốc mũi nói chung, đặc biệt là các dị hình khe giữa rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, điều trị viêm xoang mạn tính cũng nh− các bệnh lý mũi xoang khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dị hình hốc mũi qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (CCLVT) (Trang 66 - 69)