Các triệu trứng cơ năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dị hình hốc mũi qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (CCLVT) (Trang 59 - 61)

4.1.3.1. Ngạt mũi

Ngạt mũi là dấu hiệu chủ quan nh−ng có thể xác định và đánh giá đ−ợc qua thăm khám. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngạt mũi là triệu chứng cơ năng th−ờng gặp chiếm 95,8%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết (92%)[18], Nguyễn Kim Tôn (98,3%)[17].

Bệnh nhân có biểu hiện ngạt mũi từng đợt và ngạt mũi liên tục với các tỉ lệ t−ơng ứng là 46,4% và 53,6%. Th−ờng ở giai đoạn đầu bệnh nhân có biểu hiện ngạt mũi từng đợt, bệnh diễn biến dẫn đến ngạt mũi liên tục ở giai đoạn muộn.

Ngạt mũi th−ờng do hiện t−ợng ứ đọng các chất tiết, phù nề và thoái hoá niêm mạc. Dị hình còn có thể làm hẹp hốc mũi, cản trở sự l−u thông không khí qua mũi, nhiều khi dị hình vách ngăn còn là gai kích thích gây hiện t−ợng c−ơng tụ các cuốn mũi làm hốc mũi càng hẹp hơn.

4.1.3.2. Chảy mũi

Chảy mũi cũng là một triệu chứng cơ năng th−ờng gặp nhất với tỉ lệ chiếm 95,8%, th−ờng đi kèm với triệu chứng ngạt mũị Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Tôn (91,7%)[17]. Nh−ng theo Nguyễn Thị Tuyết gặp triệu chứng chảy mũi là 100%[18], nh−ng ở một số nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài thì gặp tỉ lệ chảy mũi thấp hơn nh− Thomassin & Konchia là có 61%; Moreau là 56%.

Tính chất chảy mũi mủ nhày gặp với tỉ lệ 84,1%, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hải (77%)[5]. Dịch mũi trong chúng tôi gặp tỉ lệ là 15,9%.

Chảy mũi là do phản ứng viêm tăng tiết của niêm mạc, đồng thời dị hình làm cản trở, bít tắc con đ−ờng vận chuyển niêm dịch gây ứ trệ tăng tiết nhày và tạo điều kiện môi tr−ờng bội nhiễm vi khuẩn.

Theo những công trình nghiên cứu của Messerklinger (1982) chỉ cần hai lớp niêm mạc của PHLN hay lỗ thông xoang phù nề áp sát chạm vào nhau là đ9 có thể xảy ra rối loạn cục bộ quá trình thanh thải lông nhày gây nên rối loạn dẫn l−ụ

4.1.3.3. Đau đầu

Đau đầu là một dấu hiệu chủ quan chủ yếu dựa vào lời khai của ng−ời bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi đau đầu cũng là một triệu chứng cơ năng hay gặp với tỉ lệ 83,3%, cao hơn các nghiên cứu của Senior (65%)[32], Nguyễn Thị Tuyết (62%)[18], nh−ng thấp hơn nghiên cứu của Phạm Kiên Hữu (100%)[6]. Những tỉ lệ này theo chúng tôi chỉ có tính chất tham khảọ

Chúng tôi gặp đau đầu vùng trán – thái d−ơng nhiều nhất với tỉ lệ là 85%, tiếp đến là gặp ở vùng má với tỉ lệ là 51,7%, chúng tôi gặp đau nhức vùng đỉnh – chẩm là 41,7%. Bệnh nhân đau nhức cả 3 vùng chúng tôi gặp 9 tr−ờng hợp (15%).

Về tính chất đau đầu âm ỉ gặp ở 73,3%, trội từng cơn là 26,7%, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết (81,3% và 18,7%)[18]

Theo tác giả Nguyễn Tấn Phong[12], nguyên nhân đau đầu có thể do hậu quả của những hiện t−ợng sau: Do 2mặt niêm mạc đối diện đè vào nhau kéo dài; Do xoang thông khí kém hoặc không thông khí tạo áp lực âm trong xoang; Do sự chèn ép của các khối polyp lớn; Do tổn th−ơng tế bào lông; và các yếu tố trên kết hợp với nhaụ

4.1.3.4. Ngửi kém

Mất ngửi là dấu hiệu rất khó đánh giá, phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan của ng−ời bệnh. Việc phân biệt giữa mất ngửi hay giảm ngửi chỉ mang tính t−ơng đốị Chúng tôi gặp bệnh nhân có dấu hiệu ngửi kém là

36,1%, phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Tôn (40%)[17], Võ Thanh Quang (31%)[15].

4.1.3.5. Hắt hơi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng hắt hơi gặp ở 18/72 tr−ờng hợp, chiếm 25%. Triệu chứng hắt hơi th−ờng kèm theo có các triệu chứng ngứa mũi và chảy mũi trong. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Thị Tuyết (15,6%)[18], nh−ng thấp hơn của Nguyễn Kim Tôn (81,7%)[17].

4.2. Đặc điểm các dị hình hốc mũi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dị hình hốc mũi qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (CCLVT) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)