Hiện trạng sản xuất và sử dụng thuốc lá trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 25 - 26)

Từ thế kỷ XIX, việc sử dụng thuốc lá đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu, với quy mô lớn. Ngày nay, có khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới hút thuốc lá. Trong số này, có 80% người hút thuốc sống tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, với số lượng 933 triệu người và chỉ có 20% người hút thuốc sống tại các nước có thu nhập cao với khoảng 209 triệu người [15].

Bảng 1.1. Tỷ lệ và số người hút thuốc theo vùng

Vùng* Số ngƣời hút thuốc

(triệu ngƣời)

Tỷ lệ hút thuốc (%)

Nam Nữ Chung

Đông Á và Thái Bình Dương 401 59 4 32

Đông Âu và Trung Á 148 59 26 41

Caribe và Mỹ La tinh 95 40 21 30

Trung Đông và Bắc Phi 40 44 5 25

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Nam Á (thuốc lá nhai) 96 20 3 12

Khu vực Sahara 76 33 10 21

Thu nhập trung bình và thấp 933 49 9 29

Thu nhập cao 209 39 22 30

Toàn Thế giới 1142 47 12 29

* Vùng phân loại của Ngân hàng thế giới

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2001). Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá.

Tỷ lệ hút thuốc theo vùng cũng rất khác nhau ở cả hai nhóm nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc trong nữ giới có sự khác biệt rõ ràng giữa các vùng. Tại Đông Âu và Trung Á, trong năm 2001 có 59% nam giới và 26% nữ giới hút thuốc, cao hơn tất cả các khu vực khác. Tại Đông Á và Thái Bình Dương, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới khá cao ở mức 59% trong khi tỷ lệ hút thuốc của nữ chỉ có 4% [14, 18]. Đi đôi với nó là tổng số điếu thuốc lá tiêu thụ bình quân của một người trưởng thành cũng gia tăng. Theo số liệu thống kê, thế giới sản xuất ra 5,5 nghìn tỷ điếu thuốc lá mỗi năm.

Theo thống kê của WHO, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ có khoảng 10% dân số hiện nay nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó có 3,7 triệu người chết ở độ tuổi trung niên. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại [34, 38].

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)