Phân tích nicotin trong không khí

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 60 - 62)

3.2.1. Kết quả phân tích nicotin trong các mẫu khí lấy tại khu vực Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên

Theo cảm quan

Mùi từ thuốc lá ở khu vực Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và các khu vực dân cư gần nhà máy thuốc lá Thăng Long gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng tới việc học tập, làm việc của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cũng như làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân sống xung quanh khu vực nhà máy, đặc biệt là vào tầm trưa và chiều. Tuy nhiên vào những hôm trời mưa thì không khí các khu vực xung quanh nhà máy trong lành, hầu như không có mùi thuốc lá.

Thực tế

Kết quả phân tích nicotin trong mẫu khí lấy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được chỉ ra trong Bảng 3.3 cho thấy, mẫu M1 và M2 không phát hiện ra nicotin, có thể là do thời tiết xấu, trời vừa tạnh mưa, không có nắng, độ ẩm không khí cao, chưa có sự phân tán nicotin trong không khí nên mẫu thu được không phát hiện ra nicotin trong kết quả đo.

Bảng 3.3. Nồng độ nicotin trong các mẫu tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Kí hiệu mẫu Số đếm diện tích píc Nồng độ (mg/m3 không khí)

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 51 Khoa Môi trường

M2 - - M3 134065 0,051 M4 242988 0,1086 M5 204367 0,0882 M6 72954 0,0187 M7 218464 0,0956 M8 104553 0,0354 TCCP 3733/2002/QĐ-BYT nồng độ 1,0 mg/m3 không khí Dấu “-” thể hiện không ra kết quả

Mẫu M4, M7, M5 cho thấy nồng độ nicotin tương đối lớn, trong đó mẫu M4 là lớn nhất, Hình 3.4. Các mẫu này được lấy vào thời điểm từ 10 - 14 giờ và trời đang nắng và là lúc mùi thuốc lá nồng nặc nhất. Thời điểm này là thời điểm nhà máy sản xuất và khi trời nắng, độ ẩm không khí thấp nên trong không khí có nồng độ nicotin cao. Mẫu M4 xác định thấy nồng độ nicotin cao nhất, vì vị trí lấy mẫu gần nhà máy thuốc lá Thăng Long hơn so với các vị trí lấy mẫu khác. 6 . 0 0 7 . 0 0 8 . 0 0 9 . 0 0 1 0 . 0 0 1 1 . 0 0 1 2 . 0 0 1 3 . 0 0 1 4 . 0 0 1 5 . 0 0 1 6 . 0 0 1 7 . 0 0 1 8 . 0 0 1 9 . 0 0 2 0 0 0 4 0 0 0 6 0 0 0 8 0 0 0 1 0 0 0 0 1 2 0 0 0 1 4 0 0 0 1 6 0 0 0 1 8 0 0 0 2 0 0 0 0 2 2 0 0 0 2 4 0 0 0 2 6 0 0 0 2 8 0 0 0 3 0 0 0 0 3 2 0 0 0 3 4 0 0 0 3 6 0 0 0 3 8 0 0 0 4 0 0 0 0 4 2 0 0 0 T i m e - - > A b u n d a n c e T I C : 2 0 0 4 M A U . D \ d a t a . m s 7 . 8 8 3 9 . 0 0 9 9 . 1 6 3 9 . 4 0 7 9 . 6 2 1 9 . 9 5 2 9 . 9 8 2 1 0 . 2 0 2 1 0 . 3 1 2 1 0 . 4 9 3 1 0 . 7 6 6

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Trong các mẫu khí lấy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xác định thấy nồng độ nicotin dao động từ 0,0187 (M6) cho đến 0,1086 (M4).

Như vậy, trong quá trình sản xuất thuốc lá ở nhà máy thuốc lá Thăng Long đã làm phát tán nicotin vào trong môi trường khí, sự phát tán này theo quy luật càng xa nhà máy thì nồng độ nicotin càng giảm, bởi vì hướng gió thịnh hành ở khu vực Thanh Xuân Trung là hướng Đông Nam (xuất hiện vào tháng 3 - tháng 9, nhất là tháng 4, 5, 6), gió Đông Bắc (xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3, mạnh nhất vào tháng 12, 1, 2). Trường đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Phường Thanh Xuân Trung nằm ở cuối hướng gió Đông Nam so với nhà máy thuốc lá Thăng Long, do vậy sẽ chịu ảnh hưởng của khói thải từ nhà máy thuốc lá Thăng Long, chủ yếu vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.

Từ kết quả xác định nicotin trong các mẫu thực tế cho thấy, nồng độ nicotin trong không khí nhỏ hơn so với Tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam (TCCP 3733/2002/QĐ-BYT cho phép nồng độ nicotin trong không khí là 1,0 mg/m3) vì vậy mức độ mùi ứng với nồng độ nicotin đã nêu vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, về lâu dài với nồng độ nicotin như vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới người lao động và người dân sống quanh nhà máy.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 60 - 62)