Đánh giá mối tƣơng quan giữa nồng độ nicotin trong máu và bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 73 - 75)

bệnh tật của ngƣời lao động

Nicotin xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường: qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa, qua da. Cho dù đi vào cơ thể bằng con đường nào thì nicotin cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị nhiễm nó với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào nồng độ nicotin có trong cơ thể.

Tham khảo kết quả phỏng vấn và khám sức khỏe định kỳ của 42 đối tượng nghiên cứu trên qua hồ sơ khám bệnh tại trạm y tế của nhà máy, so

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

sánh với nồng độ nicotin có trong máu của họ thì thống kê được tỷ lệ bệnh tật xuất hiện trên các đối tượng nghiên cứu, Bảng 3.12 và Hình 3.9.

Bảng 3.12. Mối tương quan giữa nồng độ nicotin trong máu và tình trạng bệnh tật trên người lao động làm việc trong nhà máy thuốc lá Thăng Long

Bệnh lý Hàm lƣợng nicotin <0,2 ng/mL (n=30) Hàm lƣợng nicotin ≥ 0,2 ng/mL (n=12) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Răng, hàm, mặt 17 56,67 11 91,67 Hệ hô hấp 8 26,67 7 58,33 Hệ thần kinh 2 6,67 5 41,67 Hệ tiêu hóa 1 3,33 2 16,67 Hệ tuần hoàn 0 0 2 16,67 Da 1 3,33 3 25

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 65 Khoa Môi trường

Qua số liệu ở Bảng 3.12 và đồ thị Hình 3.9 ta thấy:

Công nhân sản xuất thuốc lá làm việc trong nhà máy thuốc lá Thăng Long phần lớn đều mắc bệnh về răng: sâu răng, viêm lợi.

Với người lao động có hàm lượng nicotin trong máu <0,2 ng/mL chưa thấy có triệu chứng về tuần hoàn, các biểu hiện về thần kinh chiếm 6,67%, hô hấp chiếm 26,67%.

Số người lao động có hàm lượng nicotin ≥0,2 ng/mL có triệu chứng mắc các bệnh về hô hấp là 58,33%, thần kinh là 41,67%, tiêu hóa là 16,67%, xuất hiện các triệu chứng về tuần hoàn là 8,33%, sạm da 25%.

Theo số liệu tổng kết năm 1976 của các tác giả người Nga đưa ra: công nhân sản xuất thuốc lá có tuổi nghề từ 2 tuần đến 7 - 10 năm thường bị viêm da, Eczema, hỏng móng tay. Số lượng công nhân bị suy nhược thần kinh là 47,8%, tuần hoàn là 17 - 18%..., điều này phù hợp với kết quả tôi thu được.

Theo tác giả Hà Huy Kỳ năm 1996, nghiên cứu các đối tượng sản xuất thuốc lá tại nhà máy thuốc lá Lotaba, Bắc Sơn, Thăng Long cho thấy công nhân ở các nhà máy này có biểu hiện của triệu chứng thần kinh là 49,9%, tiêu hóa là 18,7%, hô hấp là 26,7%, sạm da là 12,6%, triệu chứng tuần hoàn là 43,7%.

Vì số liệu thu được chưa nhiều, đối tượng nghiên cứu còn hạn chế nên chưa có kết luận về ngưỡng thấm nhiễm và nhiễm độc nicotin đối với công nhân trong sản xuất thuốc lá.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 73 - 75)