Một số ảnh hƣởng của nicotin đến sức khỏe ngƣời lao động

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 75 - 77)

Qua nghiên cứu một số tài liệu cho thấy, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất thuốc lá với hàng ngàn người lao động hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá và môi trường sản xuất thuốc lá. Trong quá trình từ thu hái lá, chế biến sợi cho đến sản xuất thuốc lá điếu, nguy cơ nhiễm độc nicotin ở mức độ cao đối với người lao động là rất lớn. Nicotin là một chất rất

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

độc có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong, các nhà khoa học cho rằng nicotin rất dễ hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hay qua da. Do vậy, nicotin cần phải được loại bỏ khỏi môi trường sống và làm việc.

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Y tế - Môi trường Lao động Bộ Công nghiệp tại 5 nhà máy sản xuất thuốc lá (năm 1995) tỷ lệ nhiễm độc nicotin nghề nghiệp ở công nhân từ 14,58 - 33,9%.

Theo kết quả xét nghiệm 1285 mẫu nicotin niệu của Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng trong năm 2002 cho thấy tỷ lệ công nhân có biểu hiện thấm nhiễm nicotin rất cao (62,6%) với các mức độ khác nhau, thậm chí có công nhân có lượng nicotin niệu vượt gấp hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép.

Liều độc của nicotin dẫn đến tử vong đối với người lớn là 0,06 gram nicotin. Nhiễm độc nicotin có thể xảy ra theo hai cấp: nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính.

Nhiễm độc cấp tính: thường thấy các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Nhịp tim tăng, huyết áp tăng, toát mồ hôi lạnh, hạ thân nhiệt, mẩn ngứa ngoài da, rối loạn thị giác, thính giác. Trường hợp nặng khi hấp thụ một lượng lớn nicotin gây mê sảng, tức thở, co giật [24]. Trường hợp nặng quá thì tim ngừng đập với tình trạng trụy tim mạch, gây tử vong tức thời mà không có dấu hiệu nhiễm độc sớm.

Nhiễm độc mãn tính: là biểu hiện nhiễm độc nicotin nghề nghiệp ở các công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất thuốc lá, thường phải tiếp xúc với môi trường có nồng độ bụi nicotin cao trong điều kiện vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân kém. Các biểu hiện của nhiễm độc mãn tính:

+ Niêm mạc mắt, mũi, họng bị kích thích (chảy nước mắt, nhức mắt, giảm thị lực).

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 67 Khoa Môi trường

+ Rối loạn về tim mạch: rối loạn nhịp tim, huyết áp cao...

+ Về thần kinh: run, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, hay xúc động, trí nhớ giảm sút, dễ quên, thính lực và thị lực giảm.

+ Về tiêu hóa: buồn nôn, ăn không ngon, khó tiêu, ợ chua, đau thượng vị.

+ Về hô hấp: viêm phế quản mãn tính, giảm thông khí phổi.

+ Xét nghiệm cận lâm sàng: Nicotin niệu cao. Đối với người không hút thuốc lá: trên 0,3 mg/L. Đối với người hút thuốc lá: trên 1,2 mg/L.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 75 - 77)