Thách thức

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam (Trang 96 - 99)

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Hàng không Việt Nam, đƣợc cấu thành bởi 03 lĩnh vực trọng tâm là vận tải hàng không, khai thác cảng hàng không và quản lý - điều hành hoạt động bay, sẽ tiếp tục phát triển theo các xu thế chung của quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, ngành Hàng không Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập, đó là sự hạn chế về năng lực cạnh tranh và bắt nguồn từ thực trạng cơ sở hạ tầng của ngành.

Tính đến tháng 12/2005, ngành Hàng không Việt Nam đã quản lý, khai thác 22 sân bay, trong đó có 19 sân bay nội địa và 03 sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Trong giai đoạn 1995-2005, sản lƣợng khai thác tại các sân bay đạt mức tăng trƣởng bình quân 10,8%/năm về hành khách, 13,5%/năm về hàng hóa và 6,8%/năm về phục vụ máy bay cất hạ cánh. Năm 2005, tổng sản lƣợng hành khách thông qua hệ thống sân bay Việt Nam đạt

94

trên 14 triệu lƣợt khách, trong đó riêng lƣu lƣợng hành khách tại 03 sân bay quốc tế chiếm khoảng 85% tổng sản lƣợng. Tuy nhiên, nhiều sân bay nội địa chƣa đƣợc trang bị hệ thống hỗ trợ tiếp cận nhƣ đèn đêm, Hệ thống thiết bị dẫn đƣờng hạ cất cánh chính xác ILS... nên không có khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Do hạn chế về vốn đầu tƣ nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chƣa đƣợc đầu tƣ một cách toàn diện. 40% số sân bay chỉ có khả năng khai thác máy bay nhỏ (70 ghế). Các dịch vụ thƣơng mại (phi hàng không) còn rất hạn chế, đặc biệt tại các sân bay nội địa. Quy mô của các sân bay quốc tế còn nhỏ bé so với nhiều quốc gia trong khu vực, sức cạnh tranh còn rất yếu. Nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lấy sân bay qui mô nhất của Việt Nam là Tân Sơn Nhất (tổng công suất nhà ga là 5 triệu khách/năm) để so sánh thì sân bay này còn kém xa các sân bay lớn trong khu vực cả về năng lực và sản lƣợng thực tế nhƣ Đôn-Mƣờng (Băng-Cốc) với 30 triệu khách/năm và Chan-gi (Xinh-ga-po) với 25 triệu khách/năm.

Với tốc độ tăng trƣởng cao của vận tải hàng không thế giới và khu vực, với xu thế phát triển các cảng hàng không lớn để trở thành các trung tâm trung chuyển của khu vực, để các cảng hàng không của Việt Nam có thể cạnh tranh với các sân bay nƣớc ngoài, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho các sân bay quốc tế để đáp ứng sự phát triển của thị trƣờng hàng không trong tƣơng lai là rất cần thiết.

Đối với công tác quản lý, điều hành bay: Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 02 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Đây là hai vùng FIR có các đƣờng bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển Đông cũng nhƣ khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Hàng ngày có trên 640 chuyến bay đi/đến và quá

95

cảnh vùng trời Việt Nam. Theo đánh giá của ngành về hệ thống quản lý điều hành bay, trình độ quản lý không lƣu của hàng không Việt Nam đƣợc xếp vào loại khá của khu vực, hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đƣờng, giám sát) đều ở mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới. Tuy nhiên, chất lƣợng dịch vụ chƣa đồng đều, các dịch vụ không báo, khí tƣợng, tìm kiến cứu nạn mặc dù ở mức đáp ứng theo qui định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế nhƣng chất lƣợng chƣa cao. Trong lĩnh vực quản lý bay, việc sử dụng công nghệ vệ tinh để cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đƣờng, giám sát và kiểm soát không lƣu là xu thế chung của cộng đồng hàng không quốc tế. Chính vì vậy, để hội nhập thành công, ngành quản lý bay của Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng để tiếp tục thích nghi và ứng dụng hệ thống này thông qua việc hoàn thiện mạng thông tin truyền số liệu theo xu hƣớng sử dụng vệ tinh.

Đối với hoạt động vận chuyển hàng không: Ngành Hàng không Việt Nam gồm có 04 doanh nghiệp vận tải hàng không: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (trực thuộc Tổng công ty HKVN) thành lập năm 1993; Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines thành lập năm 1995; Công ty Bay dịch vụ Việt Nam (VASCO) thành lập năm 1995 và Tổng công ty Bay dịch vụ (SFC) thành lập năm 1988. Trong các doanh nghiệp vận chuyển này, chỉ Vietnam Airlines và Pacific Airlines là 02 doanh nghiệp vận chuyển hành khách thƣờng lệ, trong đó Vietnam Airlines chiếm tỷ trọng vận chuyển chủ yếu (87% vận tải nội địa và 92% vận tải quốc tế). Năm 2005 sản lƣợng vận tải hành khách thực hiện là 6,5 triệu khách, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1995; năm 2007 sản lƣợng vận tải hành khách thực hiện hơn 8 triệu khách, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1995-2007 đạt xấp xỉ 12%/năm. Về vận tải hàng hóa, năm 2005 các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam chuyên chở đƣợc hơn 104 ngàn tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 1995; năm 2007

96

chuyên chở đƣợc 113,89 tấn hàng hoá bƣu kiện, từ năm 2005 đến năm 2007 tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm đạt gần 8,6% . So sánh sản lƣợng các

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam (Trang 96 - 99)