Khái quát quá trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam (Trang 36 - 38)

2005 ĐẾN NĂM 2007

2.1 Khái quát quá trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Nam

- Giai đoạn khởi đầu tƣ̀ năm 1956 đến năm 1976: đây là giai đoạn hãng là một hãng hàng không độc lập , thành lập năm năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên đƣợc khai trƣơng vào tháng 9/1956. Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trƣớc khi trở thành nhƣ ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với tƣ cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm.

- Giai đoạn tƣ̀ 1976 đến 1993: đổi tên thành Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam Cũng trong năm đó hãng Hàng không dân dụng Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động thƣờng xuyên.

- Giai đoạn tƣ̀ 1993 đến 2005: hãng Hàng không dân dụng Việt nam đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam đƣợc thành lập với tƣ cách là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nƣớc. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tƣ, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dƣỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tƣ thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài. Từ đó đến nay, chúng tôi đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng vững chắc trong kinh doanh

34

vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác. Trong giai đoạn từ năm 1997 -1999 tốc độ tăng trƣởng của Tổng công ty bị chững lại do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực gây khó khăn cho thị trƣờng vận tải trong nƣớc và khu vực. Nhƣng sau đó, từ cuối năm 1999 đến 2005, thị trƣờng vận tải phục hồi trở lại tạo điều kiện cho Tổng công ty đạt mức độ tăng trƣởng cao ở mức gần 20%/năm.

Tiếp tục vƣơn tới tƣơng lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hƣớng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

- Giai đoạn tƣ̀ năm 2005 đến nay: Tính đến năm 2006 nay Vietnam Airlines đã vận chuyển đƣợc gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khách trên các chuyến bay quốc tế, và gần 3,7 triệu khách trên các chuyến bay nội địa. và chuyên chở đƣợc khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá. Năm 2007 hãng vận chuyển đƣợc gần 8 triệu hành khách và năm 2008 là 8,8 triệu hành khách.

Đứng trƣớc những cơ hội và khó khăn thách thức, Tổng công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ phát triển thị trƣờng. Đến nay, Tổng công ty đã phát triển mạng đƣờng bay tới 18 thành phố trong nƣớc và tới 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ (Nguồn: trang web của Tổng công ty Hàng không Việt Nam:

35

http://www.vietnamairlines.com.vn). Bên cạnh việc mở rộng mạng đƣờng bay, Tổng công ty chú trọng đầu tƣ, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Hiện nay, nhiều chƣơng trình áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ở từng công đoạn, từng đơn vị theo tiêu chuẩn ISO, HACCP… đang đƣợc triển khai thực hiện nhằm mục đích nâng cấp chất lƣợng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đầu tƣ phát triển đội máy bay sở hữu hiện đại đƣợc quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao đội máy bay sở hữu, năng lực vận chuyển và khả năng cạnh tranh. Đội máy bay khai thác của hãng đều đƣợc sản xuất từ các nƣớc phƣơng Tây hiện đại nhất thế giới, trong đó chủ yếu là ATR72, Airbus và Boing. Đội ngũ lao động cũng đƣợc quan tâm đào tạo để nâng cao năng lực làm việc, các khóa đào tạo liên tục đƣợc mở với chất lƣợng ngày càng cao.

Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, hãng Hàng không Quốc gia Việt nam đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt...

Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồm những lĩnh vực sau: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, Xăng dầu, các dịch vụ thƣơng mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thƣơng mại tổng hợp, vận tải mặt đất…

2.2 Phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ pháp triển ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoa ̣n từ năm 2005 đến nay.

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)