Đặc điểm của doanh nghiệp hàng không

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam (Trang 25 - 125)

Vận tải hàng không theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay, theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bƣu kiện từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng máy bay. Đây là một ngành vận tải còn trẻ so với các ngành vận tải khác nhƣ vận tải đƣờng bộ, vận tải đƣờng biển, vận tải đƣờng sắt…Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu đi lại của khách hàng, vận tải hàng không đã phát triển rất nhanh chóng. Ngành Hàng không Việt Nam ra đời ngày 15/1/1956, theo Nghị định 666-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày 27/5/1995, theo quyết định 328/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đƣợc chính thức thành lập.

Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam có những đặc điểm riêng của ngành hàng không, những đặc điểm này đã có ảnh hƣởng lớn đến lĩnh vực đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ của Tổng công ty. Có thể kể ra các đặc điểm sau

Thứ nhất, Kinh doanh vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật như đầu tư phát triển đội máy bay, đầu tư hệ thống sửa chữa bảo dưỡng máy bay, đầu tư phát triển đội ngũ lao động đặc thù, chuyên sâu hàng không (kỹ sư, thợ kỹ thuật máy bay, phi công, tiếp viên và đội ngũ quản lý thương mại…)

Để đáp ứng yêu cầu này, Tổng công ty đã chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho đội máy bay. Đến nay đội

23

máy bay của Tổng công ty đã có 47 chiếc trong đó bao gồm 10 chiếc Boeing 777, 10 Airbus320, 10 Airbus 321, 5 Airbus 330, 10 máy bay ATR72 do Pháp sản xuất, đội máy bay gồm 2 chiếc Fokker70 (Nguồn: trang web của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: http://www.vietnamairlines.com.vn).

Với đặc điểm trên, trong phân tích tài chính cần lƣu ý đến cơ cấu tài sản, đặc biệt là tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản, mặt khác trong hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trên nhiều góc độ do nó có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Khía cạnh phân tích này sẽ giúp định hƣớng các quyết định đầu tƣ vào cơ sở vật chất kỹ thuật.

Giá trị đầu tƣ tài sản lớn dẫn đến tình trạng Tổng công ty phải vay nợ nhiều để đầu tƣ mua sắm mới hoặc thuê tài chính máy bay làm ảnh hƣởng đến cơ cấu nguồn vốn. Do đó, trong phân tích tài chính cần quan tâm đến các chỉ tiêu phản ánh mức độ tự tài trợ và rủi ro về mặt tài chính để giúp ban giám đốc có các quyết định về huy động các nguồn vốn một cách phù hợp.

Mặt khác, đặc điểm trên cũng có ảnh hƣởng đến cơ cấu chi phí của Tổng công ty, làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tài chính, khiến các chi phí này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí đồng thời làm giảm lợi nhuận trực tiếp từ dịch vụ chuyên chở hàng không. Đây là một đặc điểm mà phân tích tài chính cần chú trọng khi xem xét chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty.

Thứ hai, hoạt động của Tổng công ty mang tính quốc tế cao, mạng lưới kinh doanh rộng.

Hiện nay, mạng đƣờng bay quốc tế của Tổng công ty đã vƣơn tới 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu A, châu Úc và Bắc Mỹ, bên cạnh đó, mạng đƣờng bay nội địa đã khai thác đến 18 thành phố trong nƣớc. Năm 2006, Tổng công ty đã chuyên chở đƣợc xấp xỉ 3,1 triệu hành khách trên các

24

chuyến bay quốc tế, chiếm 45,6% tổng số hành khách chuyên chở (nguồn: trang web của Tổng công ty Hàng không Việt Nam)..

Với địa bàn rộng lớn mang tính quốc tế cao, hoạt động cùng với nhiều hãng hàng không khác và với xu thế hợp tác, liên minh với các hãng trong khu vực và trên thế giới, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong mối tƣơng quan so sánh với các hãng hàng không khác là rất quan trọng. Để thuận lợi cho việc so sánh, phân tích tài chính cần có các chỉ tiêu đƣợc dùng thông dụng trong ngành hàng không. Hiện nay Tổng công ty Hàng không Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Hàng không châu Á Thái Bình Dƣơng, việc tham khảo các chỉ tiêu phân tích tài chính của hiệp hội là cần thiết để có thể đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của Tổng công ty so với các thành viên khác của hiệp hội. Mặt khác, cũng do địa bàn hoạt động rộng lớn với nhiều đƣờng bay ở các khu vực khác nhau, trong phân tích tài chính Tổng công ty cần phân tích chi tiết cho các đƣờng bay, khu vực riêng rẽ để xác định đƣợc hiệu quả hoạt động từng bộ phận. Bên cạnh đó, do hoạt động trên địa bàn rộng lớn, bộ máy kế toán của Tổng công ty cần đƣợc tổ chức phân cấp hợp lý, tổ chức hoạt động có hiệu quả để đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho phân tích.

Thứ ba, Tổng công ty Hàng không Việt Nam kinh doanh mang tính chất tổng hợp.

Hoạt động của Tổng công ty có phạm vi rất rộng với trọng tâm là vận tải và các hoạt động liên quan đến vận tải hàng hóa và hành khách. Cụ thể, hoạt động của Tổng công ty bao gồm: vận tải hàng không hành khách và hàng hóa, bay dịch vụ, dịch vụ thƣơng mại hàng không (ví dụ nhƣ phục vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất, chế biến xuất ăn, dịch vụ phục vụ hàng hóa, dịch vụ tin học hàng không, làm đại lý cho các hãng hàng không nƣớc ngoài), dịch vụ khai thác, kỹ thuật hàng không (ví dụ nhƣ sửa chữa máy bay, trang thiết bị

25

hàng không, cung ứng vật tƣ kỹ thuật hàng không, cho thuê máy bay, trang thiết bị hàng không, đào tạo cho thuê ngƣời lái, tiếp viên và nhân viên hàng không), kinh doanh thƣơng nghiệp, xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vận tải ô tô, taxi, kinh doanh khách sạn, kinh doanh xây dựng, sản xuất hàng nhựa tiêu dùng, in ấn, xuất bản, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ công nghệ.

Với đặc điểm này, phân tích tài chính của Tổng công ty cần phải có các chỉ tiêu đa dạng có thể phản ánh hiệu quả của nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Thứ tư, sản phẩm dịch vụ và doanh thu, chi phí của Tổng công ty có những đặc điểm riêng biệt của ngành hàng không.

Sản phẩm dịch vụ cơ bản của Tổng công ty là vận tải hàng không không có hình thái vật chất cụ thể. Quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn liền với nhau. Dịch vụ vận tải của Tổng công ty bao gồm các loại dịch vụ chủ yếu là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.

Doanh thu và chi phí của Tổng công ty cũng có đặc điểm riêng. Tổng công ty hoạt động trên địa bàn rộng lớn, việc bán vé phải thông qua một mạng lƣới rộng khắp bao gồm phòng vé, đại lý, các hãng hàng không khác ở khắp các địa phƣơng trong nƣớc và nhiều điểm ở nƣớc ngoài. Trong quá trình bán vé thƣờng phát sinh các trƣờng hợp đổi vé, đổi hành trình, trả lại vé, hơn nữa thời điểm khách hàng mua vé và thời điểm sử dụng dịch vụ bay có thể cách xa nhau với thời gian tối đa là 1 năm. Điều này làm cho việc xác định và ghi nhận doanh thu trở nên rất phức tạp. Mặt khác doanh thu dịch vụ vận tải cũng có nhiều loại nhƣ doanh thu chuyên chở hành khách, doanh thu chuyên chở hàng hoá, hành lý, bƣu kiện, doanh thu cho thuê chuyến.

Tƣơng tự doanh thu, chi phí của Tổng công ty cũng rất đa dạng. Chi phí bao gồm rất nhiều loại nhƣ chi phí phục vụ chuyến bay, chi phí thuê máy bay,

26

chi phí bảo hiểm, chi phí khấu hao máy bay, chi phí vật tƣ, khí tài máy bay, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phục vụ hành khách… Các khoản chi phí này rất đa dạng và phức tạp.

Đặc điểm đa dạng và phức tạp của doanh thu và chi phí đòi hỏi bộ máy kế toán phải đƣợc tổ chức hoạt động với hiệu quả cao nhằm ghi nhận chính xác và kịp thời các số liệu cung cấp cho phân tích tài chính. Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi phân tích tài chính cần có các chỉ tiêu đa dạng, phân tích chi tiết các loại doanh thu, chi phí để từ đó có thể phản ánh đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty một cách hợp lý.

Các đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam có ảnh hƣởng lớn đến phân tích tài chính, do vậy, trong khi tiến hành phân tích ngƣời phân tích cần quan tâm đến các đặc điểm này để phân tích đạt hiệu quả cao.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp vận tải hàng không

Đầu tƣ phát triển đóng vai trò quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đầu tƣ phát triển thƣờng đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ lớn, thời gian đầu tƣ kéo dài và kết quả đầu tƣ phát huy tác dụng lâu dài trong cả thời kỳ vận hành. Do vậy, kết quả đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ không thể tách rời hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chịu ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nhân tố nhƣ quyết định đầu tƣ; doanh thu, chi phí vận hành của dự án đầu tƣ; thời gian vận hành dự án đầu tƣ; giá trị còn lại của dự án đầu tƣ; thuế suất, lãi suất, tỷ giá hối đoái liên quan tới dự án đầu tƣ… Bên cạnh đó, bản thân các nhân tố tác động tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ nêu trên lại bị rất nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan khác tác động theo mô hình nhƣ sau:

27

- Các yếu tố khách quan

+ Yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội:

Hình 1.1: Cơ chế tác động tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ

Các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan mật thiết tới tình hình sản xuất kinh doanh, có ảnh hƣởng lớn tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể ảnh hƣởng trực tiếp, ảnh hƣởng gián tiếp cũng nhƣ có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc ảnh hƣởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp vận tải hàng không. Thông thƣờng, các yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội tác động tới thị trƣờng vận tải của các doanh nghiệp vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng. Tác động tích cực của các yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải mở rộng thị trƣờng, có điều kiện để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và là tiền đề để doanh nghiệp đƣa ra các quyết định nhằm thực hiện các công cuộc đầu tƣ mới, từ đó có ảnh hƣởng tích cực tới kết quả đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp.

Có thể kể ra các yếu tố kinh tế chủ yếu có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả đầu tƣ của các doanh nghiệp vận tải hàng không là: Môi trƣờng hoạt động kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ quốc tế và trong nƣớc, mức tăng trƣởng chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nƣớc,

Các yếu tố khách quan Các yếu tố chủ quan - Quyết định đầu tƣ - Doanh thu - Chi phí vận hành - Thời gian vận hành

- Thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái

- Giá trị còn lại của Dự án

Kết quả đầu tƣ

Hiệu quả đầu tƣ

28

sự tăng trƣởng của thị trƣờng du lịch quốc tế và trong nƣớc, sự phát triển của các loại hình vận chuyển đƣờng bộ, đƣờng thuỷ...

Các yếu tố văn hoá xã hội tác động tới quy mô thị trƣờng của các doanh nghiệp vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đƣợc thể hiện ở quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời, phân bố dân số giữa các vùng miền, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tập quán văn hoá của dân tộc, mức sống... Bên cạnh đó cũng phải kể đến yếu tố dịch bệnh có ảnh hƣởng trên phạm vi toàn cầu nhƣ SARS, dịch cúm gia cầm,... đã và sẽ xuất hiện, đây là nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm mạnh thị trƣờng vận tải hàng không.

Ví dụ, dự kiến trong giai đoạn 2006-2010, tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta ở mức với nhịp độ tƣơng đối cao và ổn định, mức GDP bình quân đạt 8- 8,5%/năm, quy mô dân số Việt Nam đến 2010 sẽ lên tới 94 triệu ngƣời với mức thu nhập bình quân đạt 1.000 USD/ngƣời. Đây là một trong những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hƣởng tích cực tới thị trƣờng vận tải hàng không, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam sẽ có định hƣớng đầu tƣ để tăng năng lực phục vụ, khi đó các tài sản cố định sẽ phát huy đƣợc tối đa công suất phục vụ, hứa hẹn sẽ tăng đƣợc doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả đầu tƣ phát triển.

+ Yếu tố an ninh, chính trị, pháp luật

Tình hình an ninh chính trị thế giới diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng tới tâm lý hành khách, nhƣ các cuộc xung đột giữa các nƣớc láng giềng, các cuộc chiến tranh tại vùng Vịnh, các cuộc khủng bố lớn nhỏ diễn ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới ...Nói chung các yếu tố này tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vận tải hàng không ở các khía cạnh: giảm dung lƣợng thị trƣờng vận tải hàng không, giảm doanh thu của ngành, làm tăng giá cả nhiên liệu đầu vào dẫn tới giảm lợi nhuận…và từ đó làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả đầu tƣ. Ngƣợc lại, tình hình an ninh, chính trị ổn định của một số nƣớc trong thời gian qua mang lại sức hút cho các nhà đầu tƣ

29

và du khách quốc tế, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hàng không. Ví dụ, khi xảy ra các cuộc khủng bố tại Indonesia và Thái Lan, Việt Nam là điểm đến an toàn của nhà đầu tƣ và khách du lịch, góp phần tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và mang lại hiệu quả đầu tƣ cao.

Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển nhƣng cũng tạo ra những thách thức và tác động lớn tới hiệu quả đầu tƣ của một doanh nghiệp. Ảnh hƣởng tích cực của các chính sách vĩ mô về khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế xuất, nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tƣ, hạn chế những thất thoát trong quá trình sử dụng vốn, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp.

+ Một số yếu tố khách quan khác

Một số yếu tố khách quan khác có ảnh hƣởng tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ của doanh nghiệp vận tải hàng không nhƣ sự phát triển của khoa học công nghệ, sự biến động bất lợi của giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, giá thuê máy bay, giá thuê phi công ... Yếu tố công nghệ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam (Trang 25 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)