Đánh giá chung về hoạt động tuyển dụng của VietBank

Một phần của tài liệu hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín (vietbank) và một số giải pháp (Trang 25 - 28)

Bảng 2: Bảng thống kê nhân sự của VietBank năm 2011, 2012

Năm Số lượng nhân viên

Số lượng nhân viên

Tuyển dụng Sa thải, nghỉ việc

2011 984 1247 1500 384 81

2012 1247 1411 1200 189 25

(Trích tài liệu do VietBank cung cấp)

Qua các số liệu được cung cấp trên, chúng ta có thể tính toán được một số chỉ tiêu như sau:

Tổng số hồ sơ giảm: điều này được lí giải bởi hai yếu tố thứ nhất đó là hệ thống VietBank năm 2012 phát triển và mở rộng mạnh mẽ nhưng năm 2012 chỉ cầm chừng. Điều này dẫn đến việc tuyển dụng mới ít hơn về số đợt cũng như số lượng nhân viên. Thứ hai, năm 2012 các ngân hàng lớn được các ứng viên tập trung ứng tuyển do chính sách mở rộng mạng lưới của họ, VietBank thì quy mô nhỏ hơn và thời gian thành lập cách đây chỉ 4 năm làm cho số lượng hồ sơ cũng ít hơn.

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu tuyển dụng năm 2011 là 0.256 và năm 2012 là 0.1575 những con số này đưa đến 2 vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất đó là số lượng hồ sơ không đạt yêu cầu đã gia tăng một cách đáng kể từ 74% lên 84%, cho thấy số lượng nhân lực chất lượng thấp hơn đổ vào VietBank có xu hướng tăng, từ đó có thể làm suy giảm chất lượng nhân viên và chất lượng công việc tại VietBank. Thứ hai, tuy số lượng hồ sơ đầu vào có giảm nhưng số người ứng tuyển tăng tương đối so với số lượng vị trí cần tuyển dụng, điều này cũng một phần phản ánh được hiệu quả của công tác quảng cáo tuyển dụng tại VietBank đã có hiệu quả hơn do số lượng người biết đến gia tăng.

Một số liệu khác số lượng nghỉ việc trong nhân viên mới tuyển trong một năm chi khoảng 2%. Đây là con số cho thấy công tác tuyển dụng của VietBank có độ hiệu quả cao trong việc tuyển đúng người đúng việc, những nhân viên được tuyển vào cũng được làm việc trong môi trường làm việc đúng với nguyện vọng ban đầu của họ khi lựa chọn Vietbank.

Ngoài ra 85% là con số được cung cấp biểu thị cho % nhu cầu tuyển dụng được đáp ứng, nhu cầu tuyển dụng này như được trình bày ở mục 3.1.1.2 Xác định nhu cầu tuyển dụng. Các vị trí mới sẽ bị thiếu hụt khoảng 15% đây cũng là tình trạng trên thị trường nhân lực của lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay, sự khan hiếm tuy không cao

nhưng cũng bị tác động là do số lượng nhân viên nghỉ việc cao và mục tiêu muốn tuyển những người có chất lượng phù hợp của phòng nhân sự.

Các ưu điểm khác

• VietBank đã tạo ra một hệ thống tuyển chọn hết sức khoa học và bài bản, các thông tin tuyển dụng được công khai công bố rất đầy đủ giúp ứng viên có thể nắm bắt được cơ hội cũng như thách thức khi ứng tuyển vào các vị trí mong muốn.

• Nhu cầu tuyển chọn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và phòng nhân sự của các chi nhánh đảm bảo nhu cầu này đáp ứng nhu cầu của đơn vị cũng như là đáp ứng kế hoạch chung của công ty.

• Việc phân công tuyển dụng của phòng nhân sự cũng rõ ràng, nhân viên phụ trách các nhiệm vụ ở từng khâu theo kế hoạch chi tiết giúp cho công tác tuyển dụng nhanh chóng và tốt đẹp.

• Việc đưa vào các bài kiểm tra trong vòng đầu tiên của VietBank cũng phù hợp với tiêu chuẩn chung của các ngân hàng khác, nên các ứng viên sẽ có mặt bằng về kiến thức và kĩ năng không thua kém gì các ngân hàng khác.

Các khuyết điểm khác

• Ở đây việc VietBank mới thành lập lại tạo ra cho chính ngân hàng này một khuyết điểm trong tuyển dụng, các ứng viên chưa coi trọng VietBank so với các ngân hàng khác như Á Châu, SacomBank,... Các ngân hàng khác có tiềm lực tài chính cũng như chế độ ưu đãi nhân viên tốt hơn và điều này cũng được nhiều người biết đến. Khi đó, các ứng viên sẽ chọn VietBank như một mục tiêu thấp hơn, và từ đó nguồn nhân lực đổ vào sẽ ở mức thấp hơn về kiến thức cũng như trình độ so với các ứng viên của các ngân hàng lớn, sau đó sẽ làm giảm một phần chất lượng nhân viên của VietBank.

• Các thông tin tuyển dụng của VietBank chưa được công bố nhiều trên các hình thức quảng cáo tuyển dụng mà chỉ thông qua trang web chính của VietBank, điều này là chưa đủ để làm tăng số lượng ứng viên biết đến chương trình tuyển dụng của VietBank. VietBank luôn cần được quảng bá hình ảnh của mình và

đây là một cách thức tốt.

• Tỷ lệ nhân nghỉ việc trong nhân viên mới tuyển tại các vị trí như teller, pháp lý chứng từ, hỗ trợ tín dụng, kiểm toán nội bộ... tại VietBank đều không cao. Nhưng đặc biệt với chức danh nhân viên kinh doanh thì tỷ lệ này lên đến 1/8 số nhân viên mới trong 1 năm. Các nhân viên này nghỉ việc với nguyên nhân chủ yếu là do công việc có nhiều áp lực về chỉ tiêu, chế độ lương chưa tốt, chưa đủ kích thích, điều này sẽ được giải thích thêm ở mục 3.3.1 Trả lương nhân viên phần hoạt động duy trì.

Một phần của tài liệu hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín (vietbank) và một số giải pháp (Trang 25 - 28)