D. Hệ d−ỡng hộ sản phẩm
Bảng 2.2 liệt kê một số thông số kỹ thuật của sợi PVA điển hình Sợi PVA của Trung quốc, Nhật bản, Mỹ cùng với các tính chất cơ học và vật lý điển hình
2.4.1. Sợi cellulose
Trong số các sợi tự nhiên dùng gia c−ờng cho vật liệu tổ hợp nền ximăng, sợi cellulose đ−ợc dùng nhiều hơn cả. Một trong các mục đích chính của việc dùng sợi
cellulose trong công nghiệp xây dựng là để thay thế một phần sợi amiăng trong việc sản xuất tấm lợp theo công nghệ xeo cán Hatschek. So với các sợi hữu cơ khác, −u điểm của sợi cellulose là có độ bền kéo và mô-đun đàn hồi t−ơng đối cao (độ bền kéo của giấy kraft tới 700 MPa [8]). Thêm vào đó, nguồn sợi cellulose rất lớn, vì thế khả năng ứng dụng của sợi cellulose trong công nghiệp xây dựng rất cao.
Tuy nhiên, cũng nh− các sợi hữu cơ khác, độ bền của sợi cellulose suy giảm nhanh trong môi tr−ờng có độ kiềm cao của ma trận ximăng. Để phát huy hiệu quả của sợi cellulose, nhiều nghiên cứu đã đ−ợc tiến hành nhằm ngăn chặn và giảm thiểu quá trình phân hủy sợi cellulose trong ma trận ximăng. Cải tiến ma trận ximăng nhằm giảm bớt tính kiềm bằng cách thay thế một phần ximăng bởi các phụ gia pozzolan khác nh− silica fume, xỉ lò cao, tro bay... là một trong các h−ớng có nhiều triển vọng.
Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú về gỗ cứng, gỗ mềm, tre nứa... vì thế việc sử dụng sợi cellulose nh− là vật liệu thay thế một phần cho sợi amiăng trong công nghiệp sản xuất tấm lợp là h−ớng đi có tính thực tế cao. Trong công nghệ Hatschek, ngoài vai trò là chất trợ lọc cho quá trình xeo, với độ bền kéo và mô đun đàn hồi cao, sợi cellulose cũng có ý nghĩa nh− vật liệu gia c−ờng, đặc biệt trong việc cải tiến tính giòn của ma trận nền ximăng. Trên thực tế sợi cellulose đã và đang đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới sử dụng trong công nghiệp sản xuất tấm lợp gợn sóng.