Một số vấn đề môi tr−ờn g xã hội liên quan

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dungh Amiăng docx (Trang 36 - 39)

- tổng công suất: 5070 triệu m2/năm

1.2.5. Một số vấn đề môi tr−ờn g xã hội liên quan

Quyết định 133/2004/QĐ -TTg của Chính phủ đã cho phép các nhà sản xuất tấm lợp Việt Nam ch−a phải trực tiếp đối mặt với vấn đề thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp nh−ng vấn đề amiăng ch−a phải đã đ−ợc giải quyết triệt để. Các nhà máy sản xuất tấm lợp tại Việt Nam đều hoạt động với dây chuyền công nghệ xeo cán,nguyên liệu đầu vào là amiăng trắng (chrysotile), ximăng và bột giấy nên nguy cơ gây ô nhiễm amiăng ra môi tr−ờng là khá lớn. Khảo sát thực tế tại một số nhà máy cho thấy dây chuyền sản xuất bộc lộ một số yếu điểm nh−: xé bao thủ công, nghiền amiăng bằng thiết bị nghiền hở không có nắp đậy gây phát tán sợi amiăng vào môi tr−ờng làm việc, khu vực nạp ximăng còn phát sinh nhiều bụi ximăng, l−ợng n−ớc thải trong sản xuất có chứa nhiều chất rắn và đặc biệt có độ kiềm cao. Những vị trí có hàm l−ợng bụi sợi amiăng cao là khu vực máy nghiền amiăng và và trộn liệu là 1,85 sợi/cm3 cao hơn mức cho phép là 1 sợi/cm3 [20] .

Mặt khác, do ý thức của ng−ời dân về việc chống ô nhiễm môi tr−ờng đã đ−ợc nâng cao đáng kể nên đã xảy ra một số tr−ờng hợp khiếu kiện giữa dân địa ph−ơng và một số doanh nghiệp sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng. Điển hình cho việc này là tr−ờng hợp ngày 2 tháng 7 năm 2004 nhân dân địa ph−ơng khu vực xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn,

tỉnh Ninh Bình chặn xe chở 40 tấn amiăng vào nhà máy TNHH Phôtôn (Báo lao động số

185 ngày 03-07-2004). Một số cơ sở sản xuất khác cũng gặp những vấn đề t−ơng tự, đặc

biệt đối với việc sử dụng amiăng trong sản xuất, mặc dù gần đây họ đã có nhiều cố gắng cải tạo môi tr−ờng sản xuất theo h−ớng giảm thiểu l−ợng chất thải rắn có chứa amiăng. Các dấu hiệu này cho thấy mặc dù Việt Nam vẫn cho phép sử dụng amiăng cho sản xuất tấm lợp nh−ng đây là sự cho phép có điều kiện. Vấn đề thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp vẫn giữ nguyên tính thời sự sau khi Quyết định 133/2004/QĐ-TTg của Chính phủ có hiệu lực.

Công nghệ sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng sẽ dùng l−ợng sợi PVA (thay thế amiăng) chỉ bằng khoảng 1/7 – 1/10 (tính theo trọng l−ợng) so với amiăng nên sẽ giảm ô nhiễm môi tr−ờng hơn, ch−a kể đến độc tính của PVA rất thấp so với amiăng. Việc sử dụng công nghệ thay thế amiăng nhìn chung sẽ là giải pháp tốt cho vấn đề môi tr−ờng – xã hội nh− đã nêu trên. Các chi tiết của công nghệ thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp sẽ đ−ợc trình bày chi tiết trong Ch−ơng II.

Mặt khác, quá trình hội nhập cũng bắt buộc Việt Nam phải có cái nhìn rộng ra các thị tr−ờng khác trên thế giới. Trong khi các n−ớc khác đã hạn chế hoặc cấm hẳn việc sử dụng amiăng thì các sản phẩm chứa amiăng của Việt Nam sẽ mất khả năng xuất khẩu vào các n−ớc này hoặc ngay trong n−ớc cũng không đ−ợc sử dụng cho các công trình có vốn ODA của n−ớc cấp viện trợ nếu tại bản xứ có chính sách cấm amiăng.

1.3. Mục tiêu của đề tài

Qua một số tổng quan về công nghệ sản xuất tấm lợp trên thế giới và tại Việt Nam, đề tài xác định hai nhóm mục tiêu lớn nh− sau:

A - Xác định công nghệ và vật liệu thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp với các tiêu chí:

- Tạo ra sản phẩm không chứa amiăng đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu của tấm lợp cũ.

- Sản phẩm thay thế có tính thân thiện với môi tr−ờng, không gây độc hại cho công nhân sản xuất và ng−ời sử dụng.

- Thuận tiện cho sản xuất công nghiệp với năng suất cao.

- Mức đầu t− thiết bị và công nghệ phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, cho phép chuyển đổi các dây chuyền sản xuất theo công nghệ cũ sang công nghệ mới.

B - Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, thử nghiệm một dây chuyền thiết bị sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng phù hợp với các tiêu chí nêu trong mục tiêu A, có các nội dung chủ yếu:

- Có tính kế thừa các thiết kế của các dây chuyền cũ. Điều này cho phép giảm bớt suất đầu t− trong tr−ờng hợp các nhà sản xuất sản phẩm amiăng ximăng muốn chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm mới không chứa amiăng.

- Đ−a thêm vào các yếu tố thiết kế tiên tiến nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các chỉ tiêu chất l−ợng của sản phẩm mới.

1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Trong phạm vi thời gian và kinh phí của đề tài, đã xác định các giới hạn của đề tài nhằm đạt đ−ợc các mục tiêu cụ thể có thể ứng dụng sớm vào sản xuất sau khi kết thúc pha nghiên cứu, thử nghiệm:

- Các nghiên cứu công nghệ, vật liệu và thiết bị thay thế cho sản phẩm mới chỉ tập trung vào công nghệ xeo cán cổ điển.

- Sử dụng sản phẩm thay thế amiăng trên cơ sở các loại vật liệu th−ơng phẩm sẵn có trên thị tr−ờng, dễ cung cấp. Không đặt vấn đề nghiên cứu khả năng sản xuất các loại vật liệu này.

- Thiết kế, chế tạo thiết bị trên cơ sở các dây chuyền mini (là loại dây chuyền chiếm thị phần lớn trên thị tr−ờng tấm lợp Việt Nam).

- Khảo nghiệm sản phẩm dựa trên các test có sẵn tại Việt Nam (chủ yếu các test liên quan tới TCVN 4434: 2000). Ch−a đặt vấn đề đi sâu nghiên cứu cấu trúc hoặc đặc tính cơ - lý- hoá vật liệu mới theo quan điểm vật liệu học.

- Các nghiên cứu sâu hơn (nâng cao chất l−ợng sản phẩm, hoàn thiện qui trình sản xuất và tính năng thiết bị, mở rộng khả năng sử dụng các loại vật liệu khác nhau thay cho amiăng…) không thuộc pha nghiên cứu, thử nghiệm của đề tài.

Ch−ơng II

Công nghệ và Vật liệu thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp

2.1 Một số đặc điểm của vật liệu amiăng sử dụng trong công nghệ xeo cán:

Để tìm giải pháp công nghệ và vật liệu thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp, tr−ớc hết cần tìm hiểu đặc điểm và bản chất của công nghệ sản xuất tấm lợp có sử dụng amiăng tr−ớc đây.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dungh Amiăng docx (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)