Nghiên cứu chế độ nghiền sợi cellulose thích hợp cho sản phẩm tấm lợp

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dungh Amiăng docx (Trang 84 - 87)

- 4CaO.Al2O3.Fe2O3 chiếm khoảng 11%

3.3.1.Nghiên cứu chế độ nghiền sợi cellulose thích hợp cho sản phẩm tấm lợp

Sợi PVA dùng trong thí nghiệm do Trung quốc sản xuất Các tính chất cơlý của sợi đ−ợc liệt kê trong bảng 2.10.

3.3.1.Nghiên cứu chế độ nghiền sợi cellulose thích hợp cho sản phẩm tấm lợp

Nh− trình bày trong các phần trên, sợi cellulose đ−ợc sử dụng trong sản xuất tấm lợp có hai mục đích chủ yếu:

- Đóng vai trò sợi gia c−ờng làm tăng các tính chất cơ lý của sản phẩm, đặc biệt trong giai đoạn bán thành phẩm (d−ới dạng các tấm lắc −ớt)

- Cải tiến các tính chất của huyền phù, nâng cao hiệu quả quá trình xeo cán (vai trò của chất trợ lọc).

Tuy nhiên các loại bột giấy hiện có trên thị tr−ờng không có độ mịn và các đặc tính cần thiết có thể dùng ngay cho việc sản xuất tấm lợp, ví dụ bột giấy dùng trong quá trình sản xuất giấy viết chỉ có độ nghiền khoảng 35o SR trong khi yêu cầu độ nghiền trong sản xuất tấm lợp cần độ mịn tới 60-65 o SR . Để sử dụng bột giấy hiệu quả cho quá trình sản xuất tấm lợp, nhóm Đề tài đã nghiên cứu và thực hiện việc nghiền nhỏ các sản phẩm này. Mục đích của quá trình nghiền tinh này nhằm:

- Giảm bớt độ dài xơ sợi.

- Làm tăng bề mặt tiếp xúc của xơ sợi do tăng sự phân búi.

- Tăng nhanh khả năng tr−ơng nở của sợi, cải tiến tính chất của huyền phù. - Tăng khả năng phân tán bột giấy trong huyền phù và sản phẩm.

Cấu trúc vi mô của bột giấy sau nghiền theo các quy trình khác nhau, nh− ta thấy trên các hình 3.2 và 3.3 rất khác nhau, vì thế tính chất của sản phẩm và huyền phù trong công nghệ Hatschek sử dụng bột giấy từ các quy trình nghiền này cũng khác nhau. Quy trình nghiền bột giấy cần đ−ợc xác định sao cho sản phẩm nghiền phải đủ mịn, nh−ng không quá tốn kém vì bột giấy đóng vai trò nh− chất phụ trợ. để nhấn mạnh tầm quan trọng độ mịn của bột giấy, các hình 3.4 và 3.6 minh họa ảnh h−ởng của độ nghiền tới một số tính chất vật lý của bột giấy trong môi tr−ờng n−ớc.

Hình 3.2: Mặt cắt của giấy nghiền thô (từ bột kraft - độ nghiền thấp) (nguồn: Asian Institute of Technology., [10])

Hình 3.3: Mặt cắt của giấy nghiền tinh (từ bột kraft - độ nghiền cao) (nguồn: Asian Institute of Technology., [10])

Hình 3.4: Mối liên hệ giữa l−ợng n−ớc hấp phụ vào tế bào với độ nghiền tăng (nguồn: Asian Institute of Technology., [10])

Hình 3.5: Mối liên hệ giữa mức độ duỗi thẳng sợi với độ nghiền tăng (nguồn: Asian Institute of Technology., [10])

Hình 3.6: Khả năng phân tơ của sợi tăng khi độ nghiền tăng (nguồn: Asian Institute of Technology., [10])

Chế độ nghiền:

Bột giấy đ−ợc đánh tơi trong máy nghiền thủy lực với nồng độ nghiền khoảng 10%, sau đó đ−ợc nghiền với các chế độ khác nhau để đạt đ−ợc độ nghiền : 30, 40, 50, 60 và 70o SR. Nồng độ nghiền áp dụng cho thiết bị nghiền đĩa là 3,5 – 4,0%.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dungh Amiăng docx (Trang 84 - 87)