D. Hệ d−ỡng hộ sản phẩm
Bảng 2.2 liệt kê một số thông số kỹ thuật của sợi PVA điển hình Sợi PVA của Trung quốc, Nhật bản, Mỹ cùng với các tính chất cơ học và vật lý điển hình
2.3.3. Đặc tính của sợi PVA trong công nghệ xeo cán
Một trong các đặc điểm của sợi PVA sử dụng nh− vật liệu gia c−ờng trong công nghệ xeo cán là khi trộn vào huyền phù th−ờng bị vón cục (balling), do đó ảnh h−ởng tới sự phân bố trong ma trận và làm giảm độ bền của sản phẩm. Sản phẩm tấm lợp trong tr−ờng hợp sợi PVA vón cục chứa nhiều vết nứt và búi sợi, dễ dàng nhận thấy bằng mắt th−ờng (Hình 2.6a). Có thể giải quyết hiện t−ợng này bằng ph−ơng pháp cơ học (đánh tơi) hoặc hoá học (xử lý bề mặt sợi tại nơi sản xuất hoặc dùng hoá chất phụ trợ). Trong tr−ờng hợp của đề tài đã dùng biện pháp đánh tơi cơ học. Sản phẩm sử dụng sợi PVA qua xử lý có độ bền cao và bề mặt mịn (Hình 2.5b) . Nh− vậy:
Trong quá trình thực nghiệm, có thể quan sát dễ dàng hiện t−ợng balling trên bề mặt trên của sản phẩm (bề mặt áp vào Tang định hình). Trên hình 6a có thể quan sát các búi
sợi bị vón cục qua các đốm màu sáng có đ−ờng kính trung bình khoảng 5-8 mm. Hình
2.6b cho thấy hiện t−ợng này đã đ−ợc khắc phục bằng ph−ơng pháp đánh tơi cơ học
tr−ớc khi phun sợi gia c−ờng vào huyền phù (các đốm màu sáng biến mất). Hậu quả của hiện t−ợng balling là sợi gia c−ờng không phát huy đ−ợc tác dụng, l−ợng sợi phải đ−a
vào nhiều hơn l−ợng sợi cần thiết gây tăng giá thành sản phẩm. Sản phẩm bị balling
cũng dễ bị nứt tế vi bề mặt khi tạo hình sóng.
Nhằm tránh hiện t−ợng tách lớp của sản phẩm xeo, cần thêm vào thành phần của huyền phù một số phụ gia vô cơ. Tuy nhiên, cần xác định chính xác tỷ lệ khối l−ợng phụ gia để tránh làm giảm c−ờng độ chịu lực và tăng giá thành của sản phẩm.
Hình 2.6a: Sản phẩm bị ảnh h−ởng của hiện t−ợng balling (nguồn: L−u trữ Viện Công nghệ)
Hình 2.6b: Sản phẩm đã khắc phục đ−ợc hiện t−ợng balling (nguồn: L−u trữ Viện Công nghệ)
Từ các phân tích trên, nhóm đề tài đã xác định và giải quyết các mục tiêu cụ thể nh− sau:
1. Nghiên cứu chế tạo thiết bị nghiền bột cellulose đạt các chỉ tiêu độ mịn cần thiết. 2. Nghiên cứu chế tạo thiết bị đánh tơi và phun sợi PVA để tránh hiện t−ợng vón cục giúp sợi PVA phân bố đều trong huyền phù.
3. Thiết kế chế tạo hoàn chỉnh một dây chuyền xeo cán tấm lợp với các thông số làm việc phù hợp với sản phẩm tấm lợp không amiăng.
4. Thực hiện một số thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên qui mô công nghiệp để xác định hàm l−ợng sợi gia c−ờng, phụ gia và điều chỉnh các thông số công nghệ cần thiết, nhằm tránh các khuyết tật sản phẩm nh−ng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế.
5. Thử nghiệm các sản phẩm đ−ợc sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp để xác định các thông số cơ - lý chủ yếu của sản phẩm mới.
2.4 SợI cellulose Và khả năng gia c−ờng cho vật liệu nền ximăng
Sợi cellulose là một trong các loại sợi có thể dùng để gia c−ờng cho vật liệu tổ hợp nền ximăng. Mục này tóm l−ợc các −u khuyết điểm của sợi cellulose trong việc sản xuất tấm lợp và để hiểu rõ hơn việc lựa chọn vật liệu thay thế cho sợi amiăng.