Tình hình nghiên cứu sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dungh Amiăng docx (Trang 34 - 35)

- tổng công suất: 5070 triệu m2/năm

1.2.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng

Tình hình nghiên cứu công nghệ và vật liệu phù hợp để thay thế amiăng tại Việt Nam tính đến cuối năm 2004 còn rất chậm chạp, có thể điểm qua một số nghiên cứu hiếm hoi nh− sau:

- Trong những năm cuối của thập kỷ 1990, một số nhà sản xuất tấm lợp đã sản xuất thử và đ−a ra thị tr−ờng tấm lợp cốt sợi thuỷ tinh d−ới dạng l−ới dệt sẵn, trên nền ma trận đôlômit (công nghệ của Trung Quốc). Sản phẩm này còn có tên gọi là “ngói l−u ly” và đ−ợc sản xuất bằng ph−ơng pháp thủ công. Do có nhiều khiếm khuyết về chất liệu và ph−ơng pháp sản xuất nên chỉ sau một thời gian ngắn sản phẩm này đã ngừng sản xuất.

- Năm 2001, Cty FPT thử nghiệm một loại sản phẩm thay thế amiăng của Nhật (tên th−ơng phẩm là Unitunai) trên dây chuyền sản xuất tấm lợp amiăng của Cty cổ phần tấm lợp Nam Long – Hà Nội. Chế phẩm này chỉ thay thế đ−ợc một phần nhỏ amiăng trong sản xuất tấm lợp, sản phẩm có nhiều khuyết tật, thành phần chất thay thế không đ−ợc nhà cung cấp tiết lộ.

- Cuối năm 2001, hãng SIEMPELKAMP (Đức) đã thực hiện một số công tác tiếp thị bán thiết bị và công nghệ sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng. Hoạt động này đến nay ch−a có kết quả vì sự lo ngại của các nhà sản xuất về mức đầu t− cao và giá thành

sản phẩm cao sẽ không đ−ợc thị tr−ờng chấp nhận. Theo SIEMPELKAMP, giá một dây chuyền thiết bị năng suất 5,5 triệu m2/năm là 8,7 triệu Euro ch−a tính tới xây dựng cơ bản.

- Năm 2004, nhà sản xuất SHOWA DENKO của Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm trên một số dây chuyền sản xuất tấm lợp tại Việt nam một chế phẩm thay thế amiăng có tên th−ơng phẩm là Masky - một dạng sợi PE đ−ợc xử lý bề mặt đặc biệt nên dễ dàng khuếch tán trong n−ớc. Theo dõi thử nghiệm tại Cty VLXD Hạ Long – TP.Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy sản phẩm còn bị tách lớp, l−ợng ximăng bị thất thoát khá lớn, giá thành sản phẩm cao hơn 2 lần so với tấm lợp amiăng ximăng. Các kết quả thử nghiệm bị hạn chế do giá thành sợi Masky khá cao, thử nghiệm đ−ợc tiến hành trên dây chuyền ch−a đ−ợc cải tạo nên kết quả bị hạn chế [20].

- Năm 2003, Viện KHCN Vật liệu xây dựng tiến hành đề tài cấp bộ -Nghiên cứu công

nghệ thích hợp sản xuất vật liệu tổ hợp ximăng - polime- sợi vô cơ - sợi hữu cơ để chế tạo cấu kiện nhẹ sử dụng trong xây dựng công trình ở vùng đất yếu và vùng có động đất. Các kết quả đ−ợc công bố t−ơng đối khả quan nh−ng ch−a đ−a vào sản xuất đ−ợc

cũng với một số hạn chế nh− tr−ờng hợp sợi Masky [23].

Một vài nhà sản xuất khác cũng đã có các thử nghiệm riêng lẻ vật liệu thay thế amiăng nh−ng ch−a có ph−ơng h−ớng rõ ràng và ch−a có kết quả cụ thể nào có tính thuyết phục. Xu h−ớng chung là thay thế sợi amiăng bằng sợi plastic, sợi thuỷ tinh (tính xeo của các loại sợi này t−ơng đối kém) có kết hợp sử dụng sợi gỗ, nứa.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dungh Amiăng docx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)