4.2.3.1 Vị trí và các hình thái tổn thơng viêm nhiễm đờng sinh dục dới
Xác định bằng cách đặt mỏ vịt thăm âm đạo, cổ tử cung, kết quả (bảng 3.11; 3.12; 3.13; 3.14) cho thấy: Tỷ lệ viêm cổ tử cung là cao nhất (61,3% + 16% = 77,3%) trong đó hình thái tổn thơng (bảng 3.14) hay gặp là viêm đỏ là chủ yếu (70,2%); viêm lộ tuyến (11,7%); viêm hỗn hợp (9,6%); polip và nang Naboth (8,5%). Tỷ lệ viêm nhiễm cổ tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi t- ơng tự kết quả của Dơng Thị Cơng (74%) nghiên cứu viêm nhiễm đờng sinh dục dới trên các bệnh nhân đến khám tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh [11], cao hơn kết quả của Trần Phơng Mai (55,5%) tại Viện BVBMTSS [36], của V- ơng Tiến Hòa - Nguyễn Hữu Cần và cộng sự (42,5%) nghiên cứu tại khu công nghiệp Thợng Đình - Hà Nội [22], của Đào Thị Thu Hiền (26,08%) nghiên cứu tại một số xã tỉnh Quảng Trị [25] và của Vũ Quang Khải (52,6%) nghiên cứu tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dơng [28].
Tỷ lệ viêm lộ tuyến cổ tử cung là 11,7%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Vũ Quang Khải (53,8%) [28], của Nguyễn Hoàng Châu (39%) trên nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Đà Nẵng năm 2001 [16]; của tác giả Đỗ Thị Thanh Thu và cộng sự (18,4%) tại 4 xã thuộc 4 tỉnh phía bắc tỉnh Hà Tây năm 2005 [44]; của Phan Thị Thu Nga (31,25%) tại bệnh viện phụ sản trung ơng năm 2004 [35].
Hình thái tổn thơng cấp tính ở cổ tử cung, nếu không đợc điều trị kịp thời, điều trị đúng sẽ dễ tiến triển thành viêm cổ tử cung mãn tính, gây khó khăn cho điều trị, mất nhiều thời gian, kinh phí và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung th cổ tử cung. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ viêm cổ tử cung rất cao, nhng tổn thơng lộ tuyến cổ tử cung chỉ chiếm
11,7%, đây là một tỷ lệ thấp, điều này cho thấy rằng số phụ nữ khi phát hiện bị bệnh đã đợc nhân viên y tế t vấn tốt và đã đi điều trị kịp thời.
Tỷ lệ viêm âm đạo (bảng 3.13) cao thứ hai (16,9% + 16,0% = 32,9%). Trong đó hình thái viêm âm đạo cấp tính là chủ yếu (67,5%), viêm mãn tính (32,5%). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phan Kim Anh (65,28%) tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh [1], của Dơng Thị Cơng - Trần Phơng Mai và cộng sự (53,8%) tại Viện BVBMTSS [11], của Vũ Quang Khải (68,5%) tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dơng [28]; kết quả này tơng tự của Đào Thị Thu Hiền (37,42%) nghiên cứu tại Quảng Trị [25].
Tỷ lệ viêm âm hộ (bảng 3.11) là 5,0% thấp nhất trong các hình thái VNĐSDD. Tổn thơng hay gặp (bảng 3.12) là viêm tấy đỏ (58,3%), sẩn ngứa, mụn nớc (16,7%), viêm tuyến Bartholin (16,7%), vết trắng âm hộ (8,3%), không có loét trợt, sùi âm hộ. Kết quả này phù hợp với kết quả của Phan Thị Thu Nga (5,9%) tại bệnh viện phụ sản trung ơng [35], của Nguyễn Thị Lan H- ơng (5,5%) [24], của Phạm Văn Hiển (5,63%) tại 5 tỉnh của Việt Nam [20]. Cao hơn nghiên cứu của Vơng Tiến Hòa - Nguyễn Hữu Cần và cộng sự (1 - 2%) tại Thợng Đình và Thanh Trì - Hà Nội [22], của Vũ Quang Khải (3,2%) tại huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dơng [28].
Theo chúng tôi nguyên nhân viêm âm hộ chủ yếu do tiếp xúc với quần áo không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc băng vệ sinh có hóa chất, sử dụng nớc không đảm bảo độ sạch để vệ sinh hàng ngày cũng nh trong thời gian kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng viêm âm hộ. Triệu chứng của viêm nhiễm âm hộ là gây ngứa khó chịu, bệnh dễ nhận biết, dễ chẩn đoán cũng nh điều trị so với tổn thơng âm đạo, cổ tử cung cho nên tỷ lệ phát hiện đợc bệnh khi điều tra th- ờng thấp là phù hợp. Trong nghiên cứu phỏng vấn 380 phụ nữ chúng tôi thấy có một số đã từng bị viêm âm hộ do dùng băng vệ sinh đặc biệt là băng vệ sinh loại có cánh. Vì vậy có thể chính hóa chất dùng để dính tại băng vệ sinh là nguyên nhân gây lên tình trạng này, điều này rất cần có những nghiên cứu tiếp, sâu hơn về tất cả các băng vệ sinh dùng cho phụ nữ hiện có trên thị trờng để có kết luận chính xác.
Có 16% tổn thơng kết hợp (tổn thơng cả âm đạo và CTC), kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Hùng Minh - Vũ Song Hà - Hoàng Tú Anh (27,5%) ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại một số xã vùng nông thôn [37], nhng lại
phù hợp kết quả của Vũ Quang Khải (20,7%) nghiên cứu tại huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dơng [28].
4.2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Do điều kiện nghiên cứu tại cộng đồng, chúng tôi lựa chọn phơng pháp xét nghiệm: Phơng pháp soi tơi và nhuộm soi dịch âm đạo, cổ tử cung và bệnh phẩm nơi tổn thơng. Kết quả (bảng 3.15) xét nghiệm 243 bệnh phẩm, tìm thấy nguyên nhân do vi khuẩn (56,8%) là cao nhất. Nguyên nhân do nấm Candida albicans (27,6%) đứng thứ 2, do Trichomonas (2,9%), do Gardnerella (2,5%), do nguyên nhân hỗn hợp (8,2%) và do dị ứng dùng băng vệ sinh (2%).
Nguyên nhân do vi khuẩn là cao nhất chiếm 56,8%. Tỷ lệ này tơng tự nghiên cứu của Đào Thị Thu Hiền (59,82%) năm 2004 tại Quảng Trị, cao hơn của Phan Thị Thu Nga (47,8%) năm 2004 tại Viện BVBMTSS [35], của Trơng Thị Vân (30,21%) 2005 tại Gia Lâm, Hà Nội là [45]. Thấp hơn nghiên cứu của Vũ Quang Khải (64,8%) năm 2007 tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dơng [28].
Nguyên nhân do Nấm chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (27,6%), tỷ lệ này thấp hơn của Nguyễn Thị Ngọc Khanh (44,9%) trên phụ nữ có thai [27], của Phan Thị Thu Nga (35,3%) tại bệnh viện phụ sản TƯ [35], điều này có thể lý giải là do khi có thai nồng độ của estrogen và progestogen tăng cao, đặc biệt là estrogen làm tăng tổng hợp glycogen của các tế bào âm đạo, trực khuẩn Lactobacili trong âm đạo tăng sản xuất a.lactic làm giảm độ pH tại âm đạo (môi trờng âm đạo trở lên a xít) nhằm bảo vệ thai nhi, nhng môi trờng axit lại là điều kiện thuận lợi cho nấm Candida âm đạo phát triển [60]. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Trơng Thị Vân năm 2005 tại Gia Lâm Hà Nội là (15,10%) [45], tơng đơng của Lê Thị Oanh tại Thái Bình là 29,9% [40], của Đào Thị Thu Hiền tại Quảng Trị (23,31%) [25], của Ronald và Metre năm 1987 tại Mỹ là 28% [64]. Thấp hơn của một số tác giả nớc ngoài nh Darce Bello tại Nicaragua (41%) [54], của William (35%) [70]. Phù hợp với nghiên cứu của Saporiti AM tại Argentina (33%) [65].
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm nấm Candida theo một số tác giả Địa điểm
nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Tên tác giả - năm nghiên cứu Tài liệu
Hải Phòng 27,6 Đào Văn Lân - 2009
Viện BVBMTSS 44,9 Nguyễn Thị Ngọc Khanh - 2001 [27] Quảng Trị 23,31 Đào Thị Thu Hiền - 2004 [25]
Nicaragua 41% Darce Bello - 2000 [54]
Argentina 33% Saporiti AM - 2001 [65]
Đứng thứ ba là viêm âm đạo hỗn hợp chiếm 8,2%, thờng kết hợp vi khuẩn và nấm hoặc Trichomonas, kết quả này thấp hơn của Trần Hùng Minh - Vũ Song Hà - Hoàng Tú Anh (27,5%) [32], của Vũ Quang Khải (13,5%) [28].
Đứng thứ 4 là Trichomonas vaginalis chiếm 2,9%, kết quả của chúng tôi tơng đơng nh của Vũ Quang Khải năm 2007 tại Thanh Hà, Hải Dơng là 1,9% [28], của Nguyễn Hữu Cốc tại Kim Bảng, Hà Nam là 3,8% [17], của Trần Ph- ơng Mai (2,23%) [36] của Dơng Thị Cơng (3,3%) [10], cao hơn của Đào Thị Thu Hiền (0,61%) tại Quảng Trị [25] và thấp hơn của Ronald và Metre năm 1987 tại Mỹ là 13% [64], của Mbizvo EM tại Zimbabue là 15,4% [62], của Thaigooth tại Thái Lan (15,5%) [67].
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis theo một số tác giả Địa điểm
nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Tên tác giả - năm nghiên cứu Tài liệu
Hải Phòng 2,9 Đào Văn Lân - 2009
Hải Dơng 1,9 Vũ Quang Khải - 2007 [28]
Hà Nam 3,8 Nguyễn Hữu Cốc - 2001 [17]
Viện
BVBMTSS
3,3 Dơng Thị Cơng - 1995 [10]
Zimbabwe 15,4 Mbizvo EM - 2000 [62]
Trong các nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam, việc chẩn đoán Trichomonas thờng dựa trên khám lâm sàng và kết quả soi tơi.
Theo Mbizvo nghiên cứu tại Zimbabwe, tỷ lệ nhiễm Trichomonas là 15,4%, cao hơn các kết quả ở Việt Nam, có thể do ô nhiễm nguồn nớc, sự hiểu biết và cách phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đờng tình dục của họ còn kém, đồng thời tập quán về sinh hoạt tình dục khác so với ngời Việt Nam [62].
Tiếp theo là viêm âm đạo do Gardnerella chiếm 2,5%. Trong cả 5 trờng hợp đều có test Sniff dơng tính; Clue Cells dơng tính và pH > 4,5. Nhng khí h màu trắng xám thuần nhất không biểu hiện rõ ràng ở hai trờng hợp vì có thể do nhiễm phối hợp nấm Candida. Kết quả này tơng đơng với kết quả của Dơng Thị Cơng năm 1995 tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh [10], nhng thấp hơn kết
quả của Phan Thị Thu Nga (15,9%) năm 2004 tại bệnh viện Phụ sản trung ơng [35], của Đào Thị Thu Hiền (6,75%) năm 2004 tại một số xã tỉnh Quảng Trị [25].
Theo Nguyễn Thị Thời Loạn nghiên cứu trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại Viện Da liễn Trung ơng, tỷ lệ nhiễm Gardnerella là 25,85%, kết quả này cao hơn của chúng tôi vì đối tợng nghiên cứu của chúng tôi khác với tác giả [31].
Đặc biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 2% số trờng hợp viêm âm hộ mà nguyên nhân là do dị ứng với hóa chất có trên băng vệ sinh phụ nữ. Đây là một bệnh hoàn toàn mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong vòng một vài năm trở lại đây, nhng tại các nớc phát triển thì đã nói nhiều, những trờng hợp này khi đợc chúng tôi t vấn cho chị em thay loại băng vệ sinh khác, tốt nhất là dùng vải màn thay thế khi bị kinh nguyệt thì kết quả rất tốt, kết hợp với dùng một số thuốc bôi ngoài bệnh thuyên giảm rất nhanh. Để có một kết luận chính xác về vấn đề này, rất cần phải có một nghiên cứu khác về các loại băng vệ sinh dùng cho phụ nữ có trên thị trờng hiện nay.
Vì điều kiện nghiên cứu tại cộng đồng và nguồn lực có hạn, chúng tôi không tiến hành đợc một số xét nghiệm tìm các tác nhân gây bệnh khác nh: Chlammydia, Lậu cầu, giang mai, HIV... Do vậy nghiên cứu không chỉ rõ đợc từng loại vi khuẩn gây bệnh, đây là một hạn chế của đề tài đồng thời cũng là khó khăn trong điều trị tại cộng đồng, cần có những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.
Nh vậy, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ từng loại tác nhân gây bệnh rất khác nhau, có thể do điều kiện địa lý, vệ sinh môi trờng, lao động, sản xuất, phong tục tập quán khác nhau dẫn tới các tác nhân gây bệnh cũng khác nhau. Điều này gợi ý rằng các tác nhân gây viêm nhiễm đờng sinh dục dới tiềm tàng trong cộng đồng với tỷ lệ rất cao, nh vậy công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin của cán bộ y tế cho ngời dân là rất cần thiết để họ hiểu và tự nguyện đi khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.