Định hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 113)

c.

4.1.Định hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản

bản qua Kho bạc Nhà nƣớc huyện

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu vốn đầu tư xây

dựng cơ bản huyện Lập Thạch giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn

2016 -2020

4.1.1.1. - a huyện Lập Thạch

* Công nghiệp: Hoàn chỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho

cụm công nghiệp Lập Thạch I làm cơ sở mời gọi các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ xây dựng cơ bản công nghiệp trên địa bàn.

* Thương mại dịch vụ: Đầu tƣ nâng cấp chợ Lập Thạch thành trung

tâm thƣơng mại của huyện, phát triển mạng lƣới chợ và cụm thƣơng mại ở nông thôn xây dựng một số chợ đầu mối thu mua nông sản. Đến năm 2014- 2015 có 95- 100% số xã thị trấn có chợ nông thôn, trong đó có 30% số chợ đƣợc kiên cố hóa. Đến năm 2020 phấn đấu tất cả các xã thị trấn đều có chợ, xây dựng trung tâm thƣơng mại tại thị trấn Lập Thạch trở thành trung tâm thƣơng mại hiện đại xứng đáng với tầm vóc của khu đô thị loại IV.

Cải tạo và nâng cấp 15 chợ hiện có, xây dựng 3 chợ đầu mối (chợ Vàng, chợ Vân Trục, chợ Xuân Hoà).

Bố trí xây dựng các kiốt xăng dầu theo tuyến, dự kiến xây dựng 9 cửa hàng tại các trục giao thông chính.

* Giáo dục: Tiếp tục xây dựng các trƣờng chuẩn quốc gia ở các cấp,

năm 2013 đạt 65% số trƣờng chuẩn quốc gia.

Xây dựng tiếp trƣờng trung học phổ thông Liễn Sơn và trƣờng trung học phổ thông nội trú huyện Lập Thạch.

Kiên cố hóa trƣờng lớp và nhà trƣờng công vụ giáo viên đến năm 2014. Các trƣờng hoàn thành xây dựng tƣờng rào, khuôn viên và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho dạy và học.

Phát triển thêm 2 trƣờng mầm non tƣ thục, thành lập một số trƣờng tƣ thục theo yêu cầu.

* Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Nâng cấp bệnh viện và phòng

khám đa khoa khu vực. Đầu tƣ xây dựng và nâng cấp bệnh viện huyện từ 110 giƣờng bệnh lên 150 giƣờng bệnh.

Tiếp tục hoàn thiện mạng lƣới y tế trong huyện, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho khám chữa bệnh.

* Văn hóa- thông tin, thể dục thể thao: Hoàn chỉnh đầu tƣ khu văn

hóa thể thao của huyện bao gồm sân vận động trung tâm, các công trình phục vụ luyện tập thi đấu các môn thể thao chính.

Từ nay đến năm 2015 đầu tƣ thực hiện các dự án sau: Quản lý khai thác tốt khu di tích Bình Sơn, đài tƣởng niệm liệt sỹ huyện, khu di tích lịch sử Đình Tây Hạ (xã Bản Giản).

* Mạng lưới giao thông: Tập trung cao độ cho việc giải phóng mặt

bằng, lập dự án đón các chƣơng trình dự án khi đƣợc ghi vốn chuẩn bị đầu tƣ. Đối với đƣờng liên xã, đƣờng trục xã, liên thôn thì phải duy tu sửa chữa thƣờng xuyên. Đƣờng thôn khu dân cƣ thực hiện chế độ tự quản, hỏng đâu sửa đấy và do các hộ dân tự đảm nhận.

Đẩy mạnh việc nâng cấp, tu sửa và mở rộng một số tuyến đƣờng, đặc biệt là hệ thống giao thông nội đồng. Việc nâng cấp, mở rộng lòng đƣờng gắn với việc mở rộng, kiên cố hóa các tuyến kênh mƣơng nội đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tƣ sản xuất cũng nhƣ nông sản phẩm

* Nông nghiệp: Đầu tƣ sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh mƣơng nội

4.1.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Lập Thạch

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ trên địa bàn thì phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu để có thể huy động đƣợc vốn đầu tƣ. Huy động các nguồn vốn đầu tƣ là một trong những giải pháp quan trọng tác động đến tăng trƣởng kinh tế, Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo đƣợc mức tăng trƣởng bình quân của nền kinh tế nhƣ mức quy hoạch đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tƣ cần khoảng 8.357,030 tỷ đồng thời kỳ 2011-2015 và 9.617,359 tỷ đồng thời kỳ 2016-2020, đƣợc lƣợng hoá và tính toán cẩn thận từ góc độ vĩ mô và vi mô (gồm cả các dự án ƣu tiên) cũng nhƣ đầu tƣ cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 4.1: Nhu cầu vốn đầu tƣ toàn xã hội Lập Thạch

tiêu 2010 - 2015 2016 - 2020 Giá trị ) Tỷ trọng (%) Giá trị ) Tỷ trọng (%) 1. CN, xây dựng 3.746.842 44,84 4.458.742 46,36 2. Nông lâm, thủy sản 2.009.153 24,04 2.089.396 21,73 3. Thƣơng mại dịch vụ 2.601.035 31,12 3.069.221 31,91 Tổng 8.357.030 100 9.617.359 100

Nguồn: Phòng tài chính huyện Lập Thạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu vốn đầu tƣ đƣợc chuyển đổi theo hƣớng đầu tƣ có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu dài và tạo các khâu đột phá cho ngành

vực sau:

Đầu tƣ vào ngành công nghiệp xây dựng để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chiếm khoảng 44,84 % tổng nguồn vốn; Đầu tƣ cho các lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 31,12 % tổng đầu tƣ; Đầu tƣ cho nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng 24,04 % tổng nguồn vốn.

Cơ cấu đầu tƣ cũng đƣợc chuyển đổi theo hƣớng ngày càng hiệu quả. Tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản trong cơ cấu ngành của huyện.

4.1.1.3. Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ , cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

- Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách trung ƣơng và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tƣ từ ngân sách sẽ đáp ứng đƣợc khoảng 30% nhu cầu vốn đầu tƣ.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tƣ xây dựng cơ bản. Kêu gọi Trung ƣơng và tỉnh đầu tƣ vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lƣới giao thông, thủy lợi, cung cấp điện.

- Nguồn vốn đầu tƣ từ doanh nghiệp và dân đóng góp chiếm khoảng 25- 35% cơ cấu đầu tƣ. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tƣ và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, nhất là ở các vùng nông thôn bằng cách tạo thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, sử dụng đất.

- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phƣơng ngoài huyện (kể cả đầu tƣ nƣớc ngoài): Dự kiến đáp ứng khoảng 20-25% tổng nhu cầu vốn đầu tƣ. Vốn tính dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ đầu tƣ quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tƣợng ƣu tiên, nhất

là các doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp than, vật liệu xây dựng. Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức kinh doanh liên kết để tạo nguồn vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ kiên cố hóa kênh mƣơng, bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn…phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn đƣợc Trung ƣơng để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất…), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, cần tính đến hiệu quả đầu tƣ và khả năng hoàn trả. - Nguồn vốn đƣợc tạo từ cơ chế “thu hút nguồn lực từ quỹ đất” (lấy đô thị nuôi đô thị) dự kiến chiếm khoảng 5- 10% tổng nhu cầu vốn đầu tƣ. Để huy động đƣợc nguồn vốn này cần xây dựng các cơ chế, chính sách, các dự án cụ thể và kiến nghị tỉnh cho phép thực hiện.

4.1.2. Định hướng tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chƣơng trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách nhà nƣớc theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nƣớc và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng ngân sách nhà nƣớc [4].

Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nƣớc, nguồn vốn nƣớc ngoài, các khoản chi ngân sách nhà nƣớc phát sinh ở trong và ngoài nƣớc.

Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.

Hiện đại hóa công tác thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hƣớng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phƣơng, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phƣơng tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình thanh toán tập trung, theo hƣớng mọi giao dịch của ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc đều đƣợc thực hiện qua tài khoản thanh toán tập trung.

Kiện toàn tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nƣớc tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nƣớc tại trung ƣơng theo hƣớng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách; tăng cƣờng tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, đặc biệt là việc hình thành một số Kho bạc Nhà nƣớc hoạt động theo chức năng (Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nƣớc). Cơ cấu lại các Kho bạc Nhà nƣớc địa phƣơng theo hƣớng thành lập một số Kho bạc Nhà nƣớc khu vực, có lộ trình bố trí lại Kho bạc Nhà nƣớc theo địa giới hành chính. Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nƣớc, bảo đảm thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ ngân sách

nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nƣớc [4].

Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hƣớng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nƣớc; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nƣớc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của Kho bạc Nhà nƣớc; thực hiện quản lý cán bộ theo khối lƣợng và chất lƣợng công việc đƣợc giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp [4].

4.1.3. Định hướng cơ chế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Mục tiêu tổng quát của Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực”, với phƣơng châm “ổn định tổ chức, giữ vững đoàn kết, tập trung trí lực”, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế, xác định mục tiêu trong công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của KBNN trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản

thống nhất toàn hệ thống theo đúng quy định hiện hành, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

Chỉ có sự thống nhất mới tạo nên sức mạnh, hiệu quả, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, thống nhất trong thực hiện, thống nhất chỉ đạo từ trên xuống và sự phản hồi từ dƣới lên một cách thƣờng xuyên, liên tục sẽ tác động

tới bộ máy vận hành làm cho công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc thông suốt. Nhờ có sự thống nhất triển khai đồng bộ các văn bản pháp lý, các chính sách chế độ, quy trình kiểm soát và quan điểm chỉ đạo, cùng với sự đoàn kết nhất trí nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ Kho bạc Nhà nƣớc chủ động triển khai có hiệu quả và áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tƣ tƣởng chỉ đạo của cấp trên là định hƣớng thực hiện của cấp dƣới; muốn công tác chỉ đạo điều hành đƣợc nâng cao, thì chỉ đạo điều hành phải xem xét những thông tin phản hồi từ thực tế.

Hai là, Củng cố và tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, phân công,

phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và hoàn thiện cơ chế quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Mô hình tổ chức hoàn thiện, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý làm tăng năng lực hoạt động của bộ máy, tránh đƣợc sự chồng chéo trong hoạt động, không lúng túng trong bố trí cán bộ. Một mô hình tổ chức có sự chuyên môn hóa cao thì các công việc sẽ đƣợc thực hiện nhanh và chính xác hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế kiểm soát thanh toán hoàn thiện, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ xây dựng, sát thực tế, rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng, đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của KBNN.

Ba là, Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ

bản, đảm bảo thanh toán vốn đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nƣớc, chống thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Chất lƣợng công tác kiểm soát phụ thuộc vào cơ chế kiểm soát và phân công bố trí công việc. Một cơ chế kiểm soát phù hợp với thực tế và các văn bản pháp quy khác là rất cần thiết, vì sự không đồng bộ giữa các văn bản pháp quy gây khó khăn cho quá trình kiểm soát. Để các khoản chi đƣợc chi đúng,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 113)