Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 82 - 85)

c.

3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại

Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, XDCB chƣa kịp thời, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Hệ thống các văn bản pháp luật ban hành quá nhiều, thủ tục rƣờm rà gây khó khăn trong công tác quản lý, có nhiều văn bản mới ban hành chƣa kịp thực hiện đã lại có sửa đổi, bổ sung và nhiều lĩnh vực chƣa phù hợp với thực tế của địa phƣơng. Công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản chƣa chặt chẽ.

Hệ thống chế độ định mức chi ngân sách chậm đƣợc đổi mới gây khó khăn trong công tác kiểm soát chi và tạo kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh. Việc ban hành, thủ tục, mẫu biểu trong công tác lập, quyết toán ngân sách còn rƣờm rà, chồng chéo và thay đổi hàng năm. Chƣa quy định rõ chế độ báo cáo quyết toán, chƣa thống nhất và hoàn chỉnh đƣợc phần mềm quản lý trên máy vi tính của các cơ quan trong hệ thống tài chính nhƣ: Tài chính - KBNN, mỗi ngành báo cáo tổng hợp theo một kiểu khác nhau, dẫn đến số liệu không trùng khớp rất khó khăn trong công tác kiểm soát chi ngân sách và công tác kiểm toán, thanh tra.

Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ chƣa chú trọng về chất lƣợng, còn mang tính chủ quan, chạy theo số lƣợng và bằng cấp, nên còn nhiều yếu kém về năng lực trình độ chuyên môn. Trình độ quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi ngân sách còn hạn chế.

Mặc dù đã chú trọng đến cải cách tài chính công, đặc biệt là tài chính - ngân sách, song việc thực hiện lộ trình cải cách còn chậm và chƣa đồng bộ với cơ chế quản lý tiên tiến và phù hợp với mục tiêu cải cách chung. Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, nên có nơi, có lúc vẫn chƣa vƣợt qua những hạn chế của cơ chế cũ nhƣ: khuôn khổ pháp lý chƣa đồng bộ và chƣa

theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, cơ chế chính sách và triển khai thực hiện còn thiếu tính công khai, minh bạch. Lộ trình cải cách của một số ngành có liên quan trong lĩnh vực cải cách hành chính còn diễn ra chậm và chƣa đồng bộ, công tác kiểm soát chi thực hiện theo cơ chế “một cửa” cũng bộc lộ nhiều khó khăn nhƣ:

+ Trong điều kiện số lƣợng cán bộ Kho bạc còn hạn chế mà thực hiện kiểm soát chi qua nhiều lĩnh vực (chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ XDCB, CTMT, ODA ...) đa số các dự án đều có thời gian theo dõi, quản lý kiểm soát thanh toán nhiều lần trong năm, thông tin về đơn vị giao dịch rất nhiều, điều kiện để đƣợc thanh toán cũng rất đa dạng.

+ Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo cơ chế “một cửa” làm tăng thêm đầu mối trong quy trình tiếp nhận - xử lý hồ sơ chứng từ, tăng thêm khối lƣợng công việc, thời gian do phải giao nhận hồ sơ giữa các bộ phận, ảnh hƣởng tới thời gian kiểm soát của bộ phận nghiệp vụ; Trình độ năng lực của cán bộ làm tại bộ phận giao dịch một cửa còn có hạn chế nhất định, đặc biệt là ở các địa phƣơng miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

+ Thực tế nhiều khách hàng không đến nhận kết quả đúng hẹn nên tại bộ phận giao dịch “một cửa” phải quản lý các chứng từ tồn đọng khá lớn.

+ Một số nội dung công việc theo các qui trình kiểm soát chi hiện hành chƣa giải quyết đƣợc đồng bộ, chƣa triệt để; Thực tế hiệu quả của việc chống tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán tại cơ quan KBNN khi tách riêng cán bộ giao dịch và cán bộ xử lý nghiệp vụ chƣa rõ ràng, trong khi yêu cầu quản lý đặt ra rất nhiều việc phải quản lý một cách chặt chẽ và có hệ thống: nhƣ trong quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, vốn CTMT rất cần thiết phải có cán bộ chuyên quản, ngoài thực hiện nghiệp vụ kiểm soát thanh toán còn phải thực hiện các công việc quản lý nhƣ: nắm rõ tình hình triển khai thực hiện dự án tại từng chủ đầu tƣ, thực hiện kiểm tra tiến độ, kiểm tra sử dụng vốn của chủ đầu tƣ, đôn đốc,

hƣớng dẫn chủ đầu tƣ thực hiện thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, đối chiếu số liệu, phối hợp theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu tách riêng cán bộ giao dịch và cán bộ xử lý nghiệp vụ (cán bộ xử lý nghiệp vụ không giao dịch với với khách hàng) thì các công việc này sẽ thực hiện nhƣ thế nào? cán bộ giao dịch sẽ không thể làm đƣợc nhiệm vụ này do không nắm đƣợc tình trạng hồ sơ? còn nếu do cán bộ nghiệp vụ (cán bộ chuyên quản) thực hiện thì việc tách riêng ngƣời tiếp nhận công việc và ngƣời xử lý nghiệp vụ không thực hiện đƣợc triệt để.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG, VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

CƠ BẢN QUA LẬP THẠCH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 82 - 85)