c.
3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua kho bạc
bạc nhà nƣớc huyện Lập Thạch
3.2.1. Công tác tổ chức quản lý của
3.2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức tại KBNN huyện Lập Thạch
Cùng với quá trình xây dựng và trƣởng thành của toàn hệ thống, KBNN Lập Thạch đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Đến nay đã tròn 23 năm. KBNN Lập Thạch đã nỗ lực cố gắng phấn đấu nhanh chóng ổn định tổ chức, từng bƣớc củng cố, hoàn thiện bộ máy, vƣơn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài
chính của Nhà nƣớc, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Lập Thạch và công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển của đất nƣớc.
KBNN Lập Thạch gồm: 03 tổ chuyên môn nghiệp vụ. Tổng số cán bộ công chức là 12 ngƣời, số công chức có trình độ đại học, cao đẳng 8
chiếm 66,66%; công chức có trình độ trung học 33,34%.
Các tổ . Trong đó,
từng tổ đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi NSNN là: tổ Kế toán, tổ Tổng hợp Hành chính, tổ Kho quỹ.
3.2.1.2. Phân công nhiệm vụ quản lý về chi đầu tư xây dựng cơ bản ở KBNN Lập Thạch
Trƣớc năm 2000 nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản do hệ thống Cục Đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện. Thực hiện quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tƣ thuộc hệ thống KBNN. Năm 2001, KBNN Lập Thạch đã thực hiện bàn giao và tiếp nhận việc kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ phòng Tài chính Huyện.
Hiện nay KBNN Lập Thạch đang phân công bố trí thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp nhƣ sau:
Ban Giám đốc KBNN Lập Thạch
Tổ Tổng hợp - Hành chính thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán toàn bộ các nguồn vốn đầu tƣ XDCB, CTMT, SNKT của tất cả các cấp ngân sách (Trung ƣơng, Tỉnh, Huyện, Xã) phát sinh trên địa bàn theo phân cấp quản lý ngân sách và theo ủy quyền của KBNN tỉnh.
.
Tổ Kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, thanh toán tất cả các nguồn vốn, thực hiện đối chiếu số liệu nguồn vốn, số cấp phát, thanh toán theo chi tiết từng nguồn vốn, từng cấp ngân sách, từng dự án và chủ đầu tƣ.
Tổ Kho quỹ chịu trách nhiệm tổ chức công tác thu, thanh toán các khoản chi trả của NSNN bằng tiền mặt; Bộ phận tin học chịu trách nhiệm về các trang thiết bị, phối hợp triển khai các chƣơng trình ứng dụng, các quy trình công nghệ, quản lý trung tâm dữ liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành quỹ NSNN các cấp.
3.2.2. C kiểm soát chi xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà
nước Lập Thạch
3.2.2.1. Cơ chế kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Từ năm 2004 đến nay, phân cấp quản lý chi NSNN ở huyện Lập Thạch đƣợc thực hiện theo Luật ngân sách và trải qua 3 thời kỳ ổn định với khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm:
Giai đoạn 2004 đến 2006, việc phân cấp nhiệm vụ chi đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 14/2003/NQ-HĐND, ngày 14/8/2003 của HĐND tỉnh và Quyết định số 3469/QĐ-UBND ngày 16/9/2003 của UBND tỉnh.
Giai đoạn 2007 đến 2010, phân cấp nhiệm vụ chi đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 10/2006/NQ-HĐND ngày 17-7-2006, Nghị quyết số 23/2006/NQ-HHĐND ngày 18/12/2006 của HĐND tỉnh, quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ năm 2011 đến nay, việc phân cấp nhiệm vụ chi chuyển sang một thời kỳ ổn định ngân sách mới (giai đoạn 2011-2015) và đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 22/2010/HĐND ngày 22/12/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiệm vụ chi của NS cấp huyện trong mỗi thời kỳ đƣợc HĐND, UBND tỉnh phân cấp phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chi trong mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau có những bổ sung điều chỉnh phù hợp với năng lực quản lý của chính quyền cấp huyện, tăng quyền chủ động cho cấp chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong việc quản lý và sử dụng NSNN. Việc điều chỉnh nhiệm vụ chi thƣờng đƣợc thực hiện khi chuyển sang giai đoạn ổn định ngân sách mới. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp, việc điều chỉnh đƣợc bổ sung, điều chỉnh giữa giai đoạn, tuỳ theo yêu cầu phân cấp quản lý. Chính vì vậy, mặc dù trải qua 3 giai đoạn ổn định ngân sách nhƣ trên, nhƣng nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách huyện Lập Thạch có sự thay đổi tại những thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian từ 2004 đến nay. Điều này tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Từ đó, phân cấp quản lý chi ngân sách huyện Lập Thạch đƣợc nghiên cứu, xem xét qua 3 giai đoạn, trong đó có sự phân cấp nội dung nhiệm vụ chi ngân sách nhƣ nhau, nhƣng không trùng với 3 giai đoạn ổn định trên. Đó là giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008; từ năm 2009 đến 2010 và từ năm 2011 đến nay.
* Phân cấp quản lý chi ngân sách từ năm 2004 đến năm 2008
Trong giai đoạn này, ngân sách huyện Lập Thạch đƣợc phân cấp các nhiệm vụ chi sau đây:
Về chi đầu tƣ phát triển, UBND huyện Lập Thạch đƣợc phân cấp quyết định đầu tƣ các loại dự án từ các nguồn vốn sau:
- Chi đầu tƣ XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp huyện quản lý từ nguồn thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng.
- Nguồn thu từ quỹ đất thƣơng phẩm đƣợc phân chia theo tỷ lệ cho các huyện và xã đƣợc hƣởng. Nếu nguồn thu phân chia cho xã thì cấp huyện quản lý đầu tƣ trên địa bàn xã. Nếu nguồn thu phân chia cho huyện thì đƣợc đầu tƣ trên địa bàn huyện theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt và quản lý theo phân cấp quản lý đầu tƣ xây dựng của UBND tỉnh.
- Chi đầu tƣ phát triển trong các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia do các cơ quan thuộc ngân sách cấp huyện thực hiện.
Về chi thƣờng xuyên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện phân cấp đầy đủ các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên theo quy định cho ngân sách cấp huyện thực hiện. Các nhiệm vụ đó bao gồm:
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế trên địa bàn huyện nhƣ sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, kiến thiết thị chính, sự nghiệp đô thị , chi cho công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ thuộc cấp huyện quản lý; chi duy tu, bảo dƣỡng, sữa chữa các tuyến đƣờng huyện lộ, liên xã; chi công tác triển khai phòng chống lụt bão, quy hoạch thị tứ, thị trấn thuộc huyện...thuộc ngân sách cấp huyện quản lý
+ Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông tin, giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, đảm bảo xã hội do cấp huyện quản lý nhƣ chi sự nghiệp giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo và các hoạt động giáo dục khác thuộc cấp huyện quản lý; chi biểu diễn nghệ thuật, bảo tồn bảo tàng, thƣ viện và các hoạt động văn hoá khác của huyện; chi nghiệp vụ cho đài phát thanh, ghi hình của huyện; chi huấn luyện, tập huấn, mua sắm và chuẩn bị các phƣơng tiện thi đấu của đội tuyển thể dục - thể thao của huyện; hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao của cơ quan hành chính sự nghiệp cấp huyện; chi sự nghiệp bảo đảm xã hội (trợ cấp đột xuất, thƣờng xuyên cho đối tƣợng chính
sách xã hội cấp huyện, quà thăm hỏi gia đình chính sách); chi nghiên cứu các đề tài khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ khác do tỉnh uỷ quyền cho cấp huyện quản lý.
+ Chi an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội nhƣ chi giáo dục chính trị quốc phòng toàn dân; tuyển quân và đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về; đăng kí quân nhân dự bị; tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ cấp huyện; chi công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng bảo vệ an ninh; hỗ trợ chiến dịch thực hiện mục tiêu về an ninh trật tự an toàn xã hội cấp huyện.
+ Chi quản lý hành chính Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể nhƣ chi hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội cấp huyện; chi sửa chữa, cải tạo trụ sở, mua sắm phƣơng tiện làm việc của cơ quan hành chính cấp huyện;
+ Chi hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp thuộc cấp huyện và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Về chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn, tổng chi bổ sung cho ngân sách cấp xã đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao trực tiếp trong dự toán chi NS huyện Lập Thạch. Căn cứ vào khả năng thu và nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách cấp xã, căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện Lập Thạch giao số bổ sung cân đối cho ngân sách cấp xã để đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã .
Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất các khoản chi, địa bàn triển khai nhiệm vụ và năng lực của chính quyền các xã, thị trấn, hàng năm UBND huyện Lập Thạch quyết định giao cho các xã triển khai một số nội dung thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện hoặc đƣợc ngân sách cấp tỉnh giao triển khai thực hiện, kinh phí để triển khai các nhiệm vụ này, ngân sách cấp huyện chuyển giao bổ sung có mục tiêu về ngân sách cấp xã thực hiện nhƣ chi
sự nghiệp môi trƣờng, chi sự nghiệp giao thông, thuỷ lợi, chi, chi phòng chống lụt bão, chi quà đối tƣợng chính sách...
Việc phân cấp quản lý và điều hành chi ngân sách giai đoạn này, về cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ chi và tăng quyền chủ động, nâng cao trách nhiệm trong quản lý, điều hành ngân sách của cho chính quyền huyện Lập Thạch. Tuy nhiên, đây là thời kỳ huyện mới thành lập, nguồn thu phát sinh trên địa bàn huyện Lập Thạch rất thấp, dẫn tới nguồn vốn đầu tƣ cho các dự án UBND huyện quyết định đầu tƣ ít phát sinh. Hầu hết các dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Lập Thạch do UBND tỉnh quyết định đầu tƣ và cấp hỗ trợ vốn qua NS huyện để giải ngân và thanh toán.
* Phân cấp quản lý chi ngân sách từ năm 2009 đến năm 2010
Về chi thƣờng xuyên, toàn bộ nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của NS tỉnh (bao gồm nhiệm vụ chi cho các trƣờng Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non) đƣợc chuyển về ngân sách cấp huyện thông qua bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện. Nguồn chi sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Về chi đầu tƣ XDCB, nhiệm vụ chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách tập trung phân bổ theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị quyết 22/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đƣợc chuyển về cho ngân sách cấp huyện thực hiện thông qua bổ sung cân đối có mục tiêu. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 08/7/2009, Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày 01/11/2009 quy định cụ thể việc việc thực hiện phân cấp quyết định đầu tƣ xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh phù hợp với năng lực quản lý của chính quyền cấp huyện, xã.
Nhƣ vậy, ngoài các nhiệm vụ chi đầu tƣ XDCB đã phân cấp cho NS cấp huyện nhƣ giai đoạn từ 2004 đến 2008 ở trên, từ năm 2009, nhiệm vụ chi đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Lập Thạch đƣợc phân cấp bổ sung từ một số nguồn vốn khác. Những nguồn vốn đó bao gồm: nguồn thƣởng vƣợt thu hàng
năm, nguồn vốn vay tín dụng đầu tƣ phát triển, nguồn vốn từ các đề án Thực hiện Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Toàn bộ các nguồn vốn trên đƣợc tổng hợp thành nguồn vốn chung, Chủ tịch UBND huyện đƣợc hoàn toàn chủ động quyết định phân bổ cho các dự án cụ thể theo quy hoạch đƣợc duyệt, theo nhiệm vụ của địa phƣơng trong lĩnh vực, phạm vi đƣợc phân cấp. Đây cũng là giai đoạn mà các văn bản liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSNN cấp huyện rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Đó cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Lập Thạch đạt hiệu quả và chất lƣợng.
* Phân cấp quản lý chi từ năm 2011 đến năm 2015
Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho NS cấp huyện từ năm 2011 chuyển sang một thời kỳ ổn định ngân sách mới (giai đoạn 2011-2015) và đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 22/2010/HĐND ngày 22/12/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Về cơ bản, nhiệm vụ chi phân cấp cho NS cấp huyện thực hiện vẫn ổn định nhƣ các thời kỳ trƣớc. Tuy nhiên, trong các quyết định, việc phân cấp các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp huyện lần này đã đƣợc quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, kiểm tra công tác quản lý NSNN trên địa bàn.Việc phân cấp mạnh mẽ nhiệm vụ chi ĐTXDCB cho cấp dƣới thông qua việc chuyển nguồn vốn ĐTXDCB thuộc NS tỉnh qua trợ cấp cân đối đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch đầu tƣ, ƣu tiên bố trí vốn cho các công trình quan trọng, cấp thiết và phù hợp định hƣớng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Hiện nay, theo phân cấp, UBND các huyện, thị xã đƣợc quyết định đầu tƣ tất cả các dự án từ nhóm A đến nhóm C trong phạm vi khả năng cân đối của ngân sách địa phƣơng. Tuy nhiên, năng lực của chính quyền cấp huyện,
đặc biệt là trình độ cán bộ tại các cơ quan chuyên môn tham mƣu, giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện trong quản lý, điều hành ngân sách và trong lĩnh vực ĐTXDCB còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù, UBND tỉnh đã quy định, các dự án đầu tƣ liên quan đến quy hoạch chung của tỉnh, của ngành trƣớc khi phê duyệt, UBND huyện phải phải lấy ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ quản lý, Sở quản lý chuyên ngành về thiết kế cơ sở. Nhƣng trên thực tế, chất lƣợng công tác thẩm định dự án của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp đạt yêu cầu.
3.2.2.2. Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ho bạc Nhà nước
Lập Thạch
Công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Lập Thạch đƣợc thực hiện căn cứ vào các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan đến lĩnh vực ĐTXDCB nhƣ Luật ngân sách, Luật Đầu tƣ, Luật Đấu thầu... và các thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn của Bộ, Ngành có liên quan.
Từ năm 2004 đến nay, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo Quyết định số 601/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003, Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007, Quyết định số 1539/QĐ- KBNN ngày 11/12/2007 và Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 do Tổng Giám đốc KBNN ban hành....
KBNN Lập Thạch luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng kiểm