Phương pháp phân tích dự án theo suất thu lợi

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực (Trang 85 - 87)

1. Khái niệm

Suất thu lợi nội tại là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết tính để quy đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí.

Suất thu lợi nội tại không phải chỉ là suất thu lợi của vốn đầu tư ban đầu mà là suất thu lợi tính theo kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời đoạn (trong đó vốn đầu tư ban đầu cũng có thể coi là một kết số).

2. Phương pháp xác định chỉ tiêu IRR và tính đáng giá của các phương án

Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR là một loại suất thu lợi đặc biệt ở trong các công thức tính toán chỉ tiêu NPV sao cho NPV=0

IRR= IRRa + ((IRRb- IRRa). NPVa

NPVa + NPVb )

Trong đó:

IRRa là một giá trị chiết khấu IRR nào đó sao cho NPVa> 0 IRRb là một trị số IRR nào đó sao cho NPVb<0

Tính đáng giá của phương án:

Một phương án được gọi là đáng giá khi suất thu lợi IRR lớn hơn suất thu lợi (lãi suất) tối thiểu chấp nhận được ( r ) IRR> r

3. So sánh lựa chọn phương án

Các phương án so sánh được phải thoả mãn các điều kiện sau: - Thời kì tính toán của các phương án phải quy về giống nhau.

- Các phương án so sánh theo chỉ tiêu IRR thường xảy ra hai trường hợp: Trường hợp 1: Khi hai phương án có vốn đầu tư như nhau thì phương án nào có chỉ tiêu IRR lớn nhất thì là tốt nhất.

Trường hợp 2: Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phải lựa chọn phương án theo hiệu quả gia số đầu tư lớn, trong hai trường hợp xả ra:

- Nếu hiệu quả của gia số đầu tư thông qua chỉ tiêu IRR(∆) ≥ r thì chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn.

- Nếu IRR(∆) < r thì chọn phương án có vốn đầu tư bé.

Như vậy phương án được chọn chưa chắc đã có chỉ tiêu IRR lớn nhất, nhưng phải có IRR >r.

Phương pháp xác định chỉ tiêu IRR(∆) cũng giống như phương pháp xác định IRR, nhưng đồng tiền tệ là hiệu số giữa dòng tiền tệ phương án có vốn đầu tư lớn hơn và dồng tiền tệ có vốn đầu tư bé hơn.

5.2.2.3.Phương pháp phân tích dự án theo tỷ số lợi ích chi phí

Điều kiện đánh giá của phương án:

Một phương án được gọi là đáng giá khi tỷ số lợi ích chi phí lớn hơn hoặc bằng 1 (B/C ≥1)

So sánh lựa chọn phương án:

Lựa chọn phương án theo chỉ tiêu B/C cần có các điều kiện sau:

- Các phương án so sánh phải có cùng một thời gian tính toán hoăc quy về cùng một thời gian tính toán .

- Khi hai phương án có vốn đầu tư bằng nhau thì phương án nào có chỉ tiêu B/C lớn nhất là tốt nhất.

- Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phải so sánh theo chỉ tiêu hiệu quả của gia số đầu tư B/C (∆) như sau: Chỉ so sánh phương án có vốn đầu tư lớn hơn so với phương án có vốn đầu tư bé hơn khi phương án có vốn đầu tư bé hơn là đáng giá.

Nếu hiệu quả của gia số đầu tư B/C (∆) ≥1 thì chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn, nếu ngược lại thì chọn phương án có vốn đầu tư bé hơn.

Phương án được chọn theo chỉ tiêu hiệu quả của gia số đầu tư lợi ích chi phí chưa chắc đã có trị số B/C= max, nhưng chỉ tiêu NPV phải lớn nhất, còn chỉ tiêu B/C phải lớn hơn hoặc bằng 1.

Ưu nhược điểm của phương pháp chỉ tiêu B/C

Chỉ tiêu tỷ số B/C có các ưu điểm tương tự như chỉ tiêu NPV. Tuy vậy chỉ tiêu này ít được sử dụng hơn ở trong thực tế bởi vì đây không phải là chỉ tiêu xuất phát để tính các chỉ tiêu khác, chỉ là chỉ tiêu cho điều kiện cần và không phải là chỉ tiêu chọn phương án.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phần này sẽ trình bày cách đánh giá kinh tế, tài chính theo phương pháp của ngân hàng phát triển châu Á hướng dẫn (Guidelines for preparation of appraisal Reports March 1997).

Nội dung của phương pháp chính là phương pháp đánh giá dự án theo chỉ tiêu động. Trình tự tính toán theo các bước sau:

- Xác định sản phẩm nông nghiệp tăng thêm - Xác định vốn đầu tư xây dựng

- Xác định chi phí khai thác và sửa chữa thường xuyên. - Phân tích tài chính và phân tích kinh tế

- Phân tích ngân sách của nông dân

Một báo cáo hoàn chỉnh về đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thuỷ lợi, bao gồm các mục tiêu trên. Tuy nhiên do điều kiện của mỗi dự án có sự khác nhau nên việc tính toán các nội dung trên cũng có khác nhau.

5.2.3.1.Xác định sản phẩm nông nghiệp

Trong thuyết minh phải giải thích rõ diện tích trồng trọt tăng thêm và sản lượng tăng thêm nhờ dự án.

khối lượng lương thực hoa màu được tính trong hai trường hợp có và không có dự án.

Trong trường hợp không có dự án phải dựa vào khả năng hiện thực về nâng cao sản lượng và diện tích trồng trọt. Sản lượng và diện tích tăng thêm nhờ dự án phải được xem xét như kết quả của việc nâng cao hiệu quả tưới và giảm lũ lụt, ngập úng với sự tham khảo của các dự án khác hoặc do kết quả nghiên cứu.

Kết quả tăng thêm của diện tích và sản lượng nhờ dự án phải theo trình tự tăng dần và hoàn chỉnh sau 5 năm.

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực (Trang 85 - 87)