Bố trí buồng hút và biện pháp ngăn dòng chảy xoáy

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực (Trang 73 - 99)

Cần chú ý là đối với trạm bơm lắp máy bơm truyền thống dòng nước chảy tới kênh vào buông hút sau đó chảy vào buông hút. Đối vối trạm bơm cỡ nhỏ thì bể hút đồng thời là buồng hút của trạm, với công trình trạm lắp máy bơm bơm chìm cũng có khái niệm tương tự, công trình trạm bơm hỗn lưu tỉ tốc cao và hướng trục có đặc điểm là buồng hút thay thể bể hút vì kết cấu công trình trạm hút rất đơn giản. Khi nghiên cửu, thiết kế công trình trạm lắp máy bơm chìm hỗn lưu tỉ tốc cao và hướng trục càng cần phải lưu ý điều này đặc biệt các dạng buồng hút hở.

a/.Bố trí thiết kế buông hút.

Hình 4-7 là các sơ đồ buồng hút khác nhau trong các trường hợp bắt buộc và các biện pháp để cái tiến chúng .

b/.Các thiết bị đề phòng dòng cháy xoáy. (hình 4-8)

Có nhiều kiểu, loại thiết bị đề phòng dòng chảy xoáy và dòng cháy cuộn để sử dụng trong các trường hợp bắt buộc do điều kiện lắp đặt hoặc do việc bố trí ổng hút. Đặc biệt, đối với bơm có đường kính lớn, các biện pháp như vậy

thường được áp dụng để giảm chiều sâu ngập của miệng loe hút và để giảm công việc đào bể theo yêu cầu.

Bể hút không tiêu chuẩn (bắt buộc) Giải pháp khắc phục Sự rối loạn trong

dòng chảy đằng sau ổng hút.

Nếu khe hở tường sau vượt quá thì nước xoáy lan ra và tiến đến gần ống hút

Khe hở tường sau phải từ (0,75~1,1D)

Giống như trên Khe hở tường sau phải là 1,5D

Dòng chảy cuôn

tăng Ống hút di chuyển đến trung tâm của buồng hút

Giống như trên Trung tâm kênh dẫn phải thẳng trung tâm của bể hút.

Dòng chảy cuộn sinh ra trong buồng hút tròn.

Tường ngăn dòng chảy cuộn phải được lắp.

Dòng chảy cuộn sinh ra

Biện pháp ngăn dòng chảy rối phải được đặt ở thượng lưu của bể.

Ống hút phải đặt rêng rẽ

Tốc độ dòng chảy phải giảm.

Dòng chảy hỗn loạn sinh ra xung quanh hạ lưu ống hút.

Ống hút được di chuyển nhẹ nhàng theo hướng ngang. Sơ đồ bể hút không phù hợp và giải pháp khắc phục

Buồng hút không tiêu chuẩn (bắt buộc)

Giải pháp khắc phục Dòng chảy hỗn loạn

sinh ra quanh phía trái và phải của ống hút

Tường chắn dòng chảy rối hoặc xây dựng tường theo từng phần.

Nước xoáy lan rộng dễ dàng khi việc bố trí máy bơm rộng khắp bể hút Tường từng phần được xây dựng để điều chỉnh tốc độ dòng chảy trong bể hút và tốc độ dòng chảy tới miệng loe Cửa ra trực tiếp trong

bể hút sinh ra dòng hỗn lưu tỉ tốc cao rối loạn và tạo bọt khí

Kênh dẫn phải dốc

Giống như trên Mức ống dẫn dòng vào phải thấp và kênh dẫn phải dốc

Túi khí Đặt một ống miệng

phun hoặc phía trước bể phải làm thon Dòng siêu hạn Phải đổi dòng này

thành dòng chảy thường

Thoát nước ở trên gây ra tạo bọt khí

Nước phải cho thoát ở dưới bề mặt bể hút

Sơ đồ bể hút không phù hợp và giải pháp khắc phục (tiếp)

Loại Biện pháp tránh dòng chảy tầng Ứng dụng

Ngăn chặn dòng xoáy và xoáy nước Tính xoáy

nước dòng chảy biến

dạng

Dòng mặt ở gần mặt thoáng ở bể ngừng để ngăn hiện tượng tạo bọt khí do nước xoáy ở bầu ống hút

Tránh dòng chảy

xoáy

- Thành phần xoáy của dòng chảy

trong bể có ảnh hưởng lớn đến việc sinh nước xoáy và thử bơm

- Tường ngăn dòng chảy xoáy được

đặt gần miệng hút loe để giảm thành phần xoáy.

- Loại (c ) được sử dụng khi đường

kính G quá lớn. Loại (d) được sử dụng khi đường kính F không đủ hoặc khi đường kính F định trước cho van nhỏ.

Tránh bốc hơi trong trung tâm xoáy nước

Tránh hiện tượng tái tạo bọt khí từ mặt nước

- Khi chiều sâu ngập không đủ lớn

để tránh nước xoáy tạo bọt khí, bề mặt thoáng trong bể làm nhiệm vụ ngăn tạo bọt khí từ mặt nước.

- Đối với loại (g) ngăn không cho

nước xoáy sinh ra ở gần ống hút, nhưng tốc độ dòng thừa làm gián đoạn dòng chảy cục bộ đằng sau ống hút, dẫn đến phân phối tốc độ đầu nước và hiệu qủa giảm một chút. Tránh nước xoáy gây ra trong nước đứng (lúc chuyển dòng triều)

- Nước xoáy mạnh dễ sinh ra trong

nước không chảy xung quanh ống hút.

- Lắp một cột trụ trong trung tâm

của miệng loe để tránh nước xoáy.

- Loại (j) rất có lợi để tránh dòng

chảy xoáy.

- Loại (k) tránh xoáy chìm sinh ra

trên sàn hút.

CHƯƠNG V

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ XÂY DỰNG TRẠM BƠM 5.1. CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong bất kỳ chế độ sản xuất nào, khi bỏ tiền vốn để tiến hành sản xuất, đều phải quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn, vốn bỏ ra đạt hiệu quả càng cao thì sản xuất càng có điều kiện phát triển.

Các dự án đầu tư phải được đánh giá theo các giác độ lợi ích khác nhau như lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của quốc gia và xã hội, lợi ích của tổ chức tài trợ cho dự án và lợi ích của dân cư địa phương nơi đặt dự án.

5.1.1.Quan điểm của chủ đầu tư

Khi đánh giá dự án, chủ đầu tư thường có những quan điểm sau:  Dự án phải mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.

 Dự án phải tuân theo đường lối chung về phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 Dự án phải tuân theo pháp luật của quốc gia, các luật đầu tư và luật bảo vệ môi trường.

5.1.2.Quan điểm của nhà nước

Nói chung khi đánh giá các dự án đầu tư của nhà nước, phải xuất phát từ lợi ích tổng thể của quốc gia và xã hội, từ đường lối chung về phát triển đất nước và phải xem xét toàn diện về mặt kĩ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Đối với dự án đầu tư do vốn ngân sách, sự đánh giá của nhà nước phải toàn diện và sâu sắc hơn. Trường hợp này sự phân tích của dự án là đứng trên quan điểm vĩ mô và phải coi trọng phần phân tích kinh tế - xã hội của dự án.

Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sự đánh giá của nhà nước chủ yếu chỉ hạn chế ở mặt tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường, sự phù hợp của đường lối phát triển chung của đất nước của dự án đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, sự đánh giá của nhà nước cũng sâu sắc và toàn diện hơn so với các dự án đầu tư doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các tổ chức tài trợ trước hết quan tâm đến lợi ích của mình trong điều kiện pháp luật cho phép, đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của dự án, tính bảo đảm chắc chắn của dự án, đảm bảo trả nợ đúng hạn.

Trong quản lý khai thác các công trình thủy lợi, hiện có rất nhiều các vấn đề nghiên cứu xem xét, phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ như việc đánh giá lại khả năng khai thác công suất thực của hệ thống công trình thủy lợi hiện có, để lập các kế hoạch sản xuất, tìm các gải pháp quản lý, cải tạo nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi.

Sự xuất hiện của một công trình hay một dự án thủy lợi có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế tự nhiên và xã hội, không chỉ trong khu vực hưởng lợi mà cho cả hạ lưu và thượng lưu của công trình. Điều này càng thể hiện rõ khi quy mô dự án càng lớn, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nó là một công việc phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Để tăng phần khách quan trong khi xem xét hiệu quả của một dự án thủy lợi đòi hỏi phải đánh giá một cách tổng quát, với nhiều chỉ tiêu khác nhau bởi vì mỗi chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu chỉ có thể phản ánh một khía cạnh, một góc độ nhất định nào đó.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một công trình, một dự án là một việc hết sức phức tạp và khó khăn, không chỉ dùng một chỉ tiêu đơn độc, một phương pháp để xác định mà phải dùng nhiều chỉ tiêu, nhiều nhóm chỉ tiêu, nhiều phương pháp. Vì mỗi phương pháp chỉ phản ánh, thể hiện được một mặt của hiệu quả kinh tế công trình, của dự án.

Khi cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế của một khu vực thủy lợi, ngoài những đặc điểm chung, cần phải chú ý tới những đặc điểm riêng biệt của nó. Những đặc điểm đó là:

- Thành quả và chất lượng của công tác thủy lợi được đánh giá thông qua sản phẩm nông nghiệp, cho nên tăng năng suất sản lượng của sản xuất nông nghiệp là căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả của công trình thủy lợi.

- Hiệu quả kinh tế của công tình thủy lợi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như mưa, bão, lũ lụt, sâu bệnh, …

- Chế độ thâm canh, loại cây trồng , cơ cấu cây trồng, trình độ sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh tế.

- Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn cần phải đánh giá về mặt quốc phòng xã hội, môi trường …

thủy nông, của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, dự án khai thác những khu vực mới thì việc đánh giá được xác định với giả định xem như công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng, sản xuất và sản phẩm của khu vực mới đã được thực hiện. Trong những trường hợp cần thiết có thể thay đổi giá trị và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế để đạt được một số chỉ tiêu chính yếu của dự án.

Khi xác định hiệu quả kinh tế của việc dùng nước tiêu thải để tưới cho diện tích đất nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế của công trình được xác định dựa trên kết quả của việc thực hiện 2 nhiệm vụ là nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.

Khi nghiên cứu, xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi, ngoài việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế còn phải đánh giá hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường và việc cải thiện chỉ tiêu kinh tế khác.

Khi phân tích tính toán hiệu quả vốn đầu tư, cần xét tới sự gián đoạn về mặt thời gian thực hiện dự án trong việc bỏ vốn và giai đoạn thu nhận kết quả.

Giai đoạn 1: Là giai đoạn bỏ vốn đầu tư nhưng vẫn chưa thu được kết quả. Hiêu quả kinh tế vốn đầu tư trong giai đoạn này phụ thuộc vào khoảng thời gian bỏ vốn xây dựng công trình.

Giai đoạn 2: Là giai đoạn khai thác công trình, trong giai đoạn này hiệu quả kinh tế của công trình phụ thuộc vào quãng thời gian công trình đạt được công suất thiết kế.

Khi quy hoạch, thiết kế công trình, nhất thiết phải xác định hiệu quả kinh tế tương đối và hiệu quả kinh tế tuyệt đối:

- Hiệu quả kinh tế tương đối dùng để xem xét so sánh các phương án với nhau.

- Hiệu quả kinh tế tuyệt đối là hiệu quả kinh tế của một công trình dùng để so sánh phương án được chọn với một mức chuẩn quy định của nhà nước. Ngoài việc phân tích những nguồn lợi mà công trình đem lại, cũng cần phải phân tích, đánh giá những thiệt hại do công trình đem lại một cách khách quan và trung thực.

Không đơn thuần xem xét hiệu quả kinh tế là mức tăng sản lượng của một công trình nào đó, mà là mức tăng sản lượng tổng hợp của tất cả các công trình ( kể cả công nghiệp và xuất khẩu ).

Trong trường hợp đặc biệt , mặc dù hiệu quả kinh tế của công trình rất thấp, nhưng vì mục đích chính trị quốc phòng phục vụ dân sinh chúng ta vẫn phải tiến hành xây dựng. Trong trường hơp này hiệu quả công trình là hiệu quả về mặt chính trị quốc phòng.

Khi xây dựng công trình, vừa phải quan tâm đến lợi ích trước mắt, lại vừa phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Không nên vì lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của công trình trong tương lai.

5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

Các phương pháp đánh giá dự án có thể phân theo các chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động.

5.2.1.Các phương pháp đánh giá dự án theo chỉ tiêu tĩnh

Do quan điểm và cách nhìn nhận giữa các tác giả khác nhau nên dẫn đến việc phân loại các phương pháp đánh giá có khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể quy lại thành các phương pháp chính sau đây:

Phương pháp 1: Sử dụng một số các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một số các chỉ tiêu kinh tế bổ sung.

Phương pháp 2: Sử dụng chỉ tiêu tổng hợp không dơn vị đo để xếp hạng các phương án.

Phương pháp 3: Phương pháp phân tích giá trị và giá trị sử dụng.

Phương pháp 4: Sử dụng phương pháp toán học để tính toán so sánh kinh tế các phương án.

Phương pháp 1: Sử dụng một số các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một số các chỉ tiêu kinh tế bổ sung.

Việc tính toán đánh giá hiệu quả vốn đầu tư được tiến hành với các chỉ tiêu tính toán tổng hợp sau:

- Hiệu quả kinh tế chung( tuyệt đối ) cho vốn đầu tư - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đồng vốn - Hiệu quả kinh tế so sánh ( tương đối)

- Các chỉ tiêu kinh tế bổ sung bao gồm:

2.Chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm và lợi nhuận cho một sản phẩm của dự án 3.Mức doanh lợi của một đồng vốn của dự án

4.Thời hạn thu vốn

5.Nhóm chỉ tiêu về công nghệ

Các nước tư bản người ta thường lấy chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp phân tích tài chính các dự án đầu tư chính là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

Phương pháp 2: Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế tổng hơp không đơn vị đo để xếp hạng các phương án

Trình tự phương án được tiến hành như sau:

Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào so sánh có tác dụng rất lớn đến kết quả so sánh. Cần chú ý tránh sự trùng lặp của các chỉ tiêu.

Bước 2:Xác định hướng cho các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng. Tùy theo tiêu chuẩn chọn lựa ở bước 1 sẽ chọn mục tiêu của phương án là giá trị cực đại hay cực tiểu. Dựa vào hàm mục tiêu đó xem xét các chỉ tiêu đang xét là đồng hướng hay nghịch hướng.

Bước 3:Triệt tiêu dơn vị đo của các chỉ tiêu

Việc triệt tiêu đơn vị đo của các chỉ tiêu hay là việc quy đổi các chỉ tiêu thành các chỉ số so sánh được thực hiện theo nhiều phương pháp. Với các chỉ tiêu vốn đã không có đơn vị đo cũng phải tính lại theo phương pháp này. Một số phương pháp chính thường được sử dụng như sau:

a. Phương pháp Pattern

b. Phương pháp giá trị nhỏ nhất c. Phương pháp giá trị lớn nhất

Bước 4: Xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu

Trọng số là con số chỉ rõ tầm quan trọng của chỉ tiêu đang xét so với các chỉ tiêu còn lại được đưa vào so sánh trong việc thực hiện mục tiêu so sánh. Trọng số của mỗi chỉ tiêu thì khác nhau nhưng trọng số của một chỉ tiêu nào đó một khi đã xác định thì giống nhau cho mọi phương án. Phần lớn các phương án xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đều sử dụng phương pháp cho điểm của

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực (Trang 73 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)