CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực (Trang 80 - 83)

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

Các phương pháp đánh giá dự án có thể phân theo các chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động.

5.2.1.Các phương pháp đánh giá dự án theo chỉ tiêu tĩnh

Do quan điểm và cách nhìn nhận giữa các tác giả khác nhau nên dẫn đến việc phân loại các phương pháp đánh giá có khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể quy lại thành các phương pháp chính sau đây:

Phương pháp 1: Sử dụng một số các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một số các chỉ tiêu kinh tế bổ sung.

Phương pháp 2: Sử dụng chỉ tiêu tổng hợp không dơn vị đo để xếp hạng các phương án.

Phương pháp 3: Phương pháp phân tích giá trị và giá trị sử dụng.

Phương pháp 4: Sử dụng phương pháp toán học để tính toán so sánh kinh tế các phương án.

Phương pháp 1: Sử dụng một số các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một số các chỉ tiêu kinh tế bổ sung.

Việc tính toán đánh giá hiệu quả vốn đầu tư được tiến hành với các chỉ tiêu tính toán tổng hợp sau:

- Hiệu quả kinh tế chung( tuyệt đối ) cho vốn đầu tư - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đồng vốn - Hiệu quả kinh tế so sánh ( tương đối)

- Các chỉ tiêu kinh tế bổ sung bao gồm:

2.Chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm và lợi nhuận cho một sản phẩm của dự án 3.Mức doanh lợi của một đồng vốn của dự án

4.Thời hạn thu vốn

5.Nhóm chỉ tiêu về công nghệ

Các nước tư bản người ta thường lấy chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp phân tích tài chính các dự án đầu tư chính là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

Phương pháp 2: Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế tổng hơp không đơn vị đo để xếp hạng các phương án

Trình tự phương án được tiến hành như sau:

Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào so sánh có tác dụng rất lớn đến kết quả so sánh. Cần chú ý tránh sự trùng lặp của các chỉ tiêu.

Bước 2:Xác định hướng cho các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng. Tùy theo tiêu chuẩn chọn lựa ở bước 1 sẽ chọn mục tiêu của phương án là giá trị cực đại hay cực tiểu. Dựa vào hàm mục tiêu đó xem xét các chỉ tiêu đang xét là đồng hướng hay nghịch hướng.

Bước 3:Triệt tiêu dơn vị đo của các chỉ tiêu

Việc triệt tiêu đơn vị đo của các chỉ tiêu hay là việc quy đổi các chỉ tiêu thành các chỉ số so sánh được thực hiện theo nhiều phương pháp. Với các chỉ tiêu vốn đã không có đơn vị đo cũng phải tính lại theo phương pháp này. Một số phương pháp chính thường được sử dụng như sau:

a. Phương pháp Pattern

b. Phương pháp giá trị nhỏ nhất c. Phương pháp giá trị lớn nhất

Bước 4: Xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu

Trọng số là con số chỉ rõ tầm quan trọng của chỉ tiêu đang xét so với các chỉ tiêu còn lại được đưa vào so sánh trong việc thực hiện mục tiêu so sánh. Trọng số của mỗi chỉ tiêu thì khác nhau nhưng trọng số của một chỉ tiêu nào đó một khi đã xác định thì giống nhau cho mọi phương án. Phần lớn các phương án xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đều sử dụng phương pháp cho điểm của chuyên gia như phương pháp cho điểm theo thang điểm cho trước, phương pháp trị số bình quân, phương pháp ma trận vuông Warkentin.

Bước 5:Các định chỉ số tổng hợp xếp hạng phương án cho từng phương án và lựa chọn phương án tốt nhất.

Tuỳ theo hàm mục tiêu là cực đại hay cực tiểu người ta chọn phương án có chỉ số tổng hợp là lớn nhất hay bé nhất là tốt nhất.

Phương pháp 3: Phân tích giá trị và giá trị sử dụng

Nội dung của phương pháp như sau:

Theo các bước trình bày ở phương án 2. Ta xác định giá trị tổng hợp không đơn vị đo của các phương án về giá trị sử dụng bao gồm các chỉ tiêu như công suất, mức bảo đảm công năng, tính tiện nghi, độ bền chắc, cải thiện điều kiện lao động.

Lấy giá trị tổng hợp của các giá trị sử dụng trên đã tìm được chia cho tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay chi phí quy đổi của mỗi phương án .

Phương án có trị số lớn nhất là phương án tốt nhất. Hoặc lấy số nghịch đảo của các trị số trên tức là chia vốn đầu tư hay chi phí quy đổi cho giá trị sử dụng tổng hợp. Lời giải tối ưu là phương án có kết quả nhận được nhỏ nhất.

Phương pháp 4:Phương pháp toán học để so sánh kinh tế các phương án

Trong khi đánh giá kinh tế để lựa chọn các phương án kỹ thuật, người ta thường sử dụng các phương pháp khoa học sau đây: phương pháp qui hoạch tuyến tính, phương pháp quy hoạch động, lý thuyết đồ thị, phương pháp lý thuyết phục vụ đám đông, lý thuyết mô hình toán kinh tế.

Trong thiết kế tổ chức thi công người ta thường sử dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính, trong đó các bài toán về vận trù học thường được sử dụng nhiều nhất.

5.2.2.Các phương pháp đánh giá dự án theo chỉ tiêu động

Việc phân tích các dự án được áp dụng theo thông lệ hiện nay trên thé giới, có thể phân thành 3 nhóm phương pháp và căn cứ vào 3 nhóm đo độ hiệu quả sau đây;

Nhóm 1: Giá trị tương đương ( Equivalent Value ). Theo phương pháp này toàn bộ chuỗi dòng tiền tệ của dự án ( chi phí và lợi ích ) trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi tương đương thành:

- Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi ( Present Value-PV ) - Giá trị tương lai của hiệu số thu chi ( Future Value-FV ) - Hệ số thu chi phân phối đều hàng năm ( Annual Value-AV )

Mỗi giá trị đó là một độ đo hiệu quả kinh tế của dự án và được dùng làm cơ sở để so sánh phương án.

Nhóm 2: Suất thu lợi ( Rates of Return ). Người ta gọi mức lãi suất làm cho giá trị tương đương của phương án bằng không là suất thu nội tại ( Internal Rates of Return-IRR) của phương án. Đó là một độ đo hiệu quả hay được dùng nhất hiện nay.

Nhóm 3: Tỷ số lợi ích chi phí ( Benefit Cost Ratio-B/C). Đó là tỷ số giữa giá trị tương đương của lợi ích và giá trị tương đương của chi phí.

Ba nhóm độ đo hiệu quả đó đã tạo thành 3 nhóm phương pháp chính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong phân tích lựa chọn phương án đầu tư.

Các bước so sánh phương án

Khi so sánh các phương án có thể thực hiện các bước sau: - Nêu ra các phương án

- Xác định thời kỳ phân tích

- Ước lượng tiền tệ cho từng phương án

- Xác định giá trị theo thời gian của dòng tiền tệ - Lựa chọn độ đo hiệu quả

- Tính toán so sánh các phương án

- Phân tích độ nhạy ( Sénivitity Analysis ) và rủi ro ( Risk Analysis) - Lụa chọn phương án

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)