8 Theo thiết kế của chủ đầu tư, hệ số hiệu quả của flare được chọn là 0,5 Trong trường hợp này, nhiệt độ của khí thải từ flare đạt trên 500oC và duy trì khoảng hơn 40 phút tính cho mỗi giờ vận hành.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Tác động tích cực
Tác động tích cực
Như đã phân tích ở Mục 5.1.1, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt mơi trường và kinh tế. Các số liệu phân tích đã trình bày trên Bảng 5.2 và 5.3 về mức giảm lượng phát thải hàng năm là bằng chứng thuyết phục về những lợi ích đối với mơi trường nhờ hoạt động của dự án. Khi triển khai dự án tại BCL Đơng Thạnh, tổng lượng phát thải được giảm tính từ năm 2008 đến năm 2014 sẽ là 1.083.966 tấn CO2 tương đương và tổng lượng điện sản xuất được tương ứng 174.360 MWh. Đối với BCL Phước Hiệp 1, các giá trị này lần lượt là 957.597tấn CO2 tương đương và 130.770 MWh.
Theo tính tốn thiết kế đã trình bày trong dự án đầu tư, lượng điện cĩ thể sản xuất hàng năm từ khí thu hồi từ hai BCL Đơng Thạnh và Phước Hiệp 1 được ước tính và trình bày tĩm tắt trong Bảng 5.5.
Bảng 5.5 Ước tính lượng điện sản xuất được từ khí BCL Đơng Thạnh và Phước Hiệp 1 Lượng điện (MWh/năm) Năm BCL Đơng Thạnh BCL Phước Hiệp 1 2008 19.373 14.530 2009 25.831 19.373 2010 25.831 19.373 2011 25.831 19.373 2012 25.831 19.373 2013 25.831 19.373 2014 25.831 19.373 Nguồn: Cơng ty KMDK, 2007.
Thêm vào đĩ, hoạt động của dự án sẽ:
- Hồn thiện cơng tác đĩng bãi chơn lấp (vì phải phủ đỉnh hồn chỉnh mới cĩ thể thu khí được);
- Việc hồn chỉnh hệ thống thu khí để phát điện đã giúp nâng cao hiệu quả thu khí, giảm sự phát tán khí thải vào mơi trường xung quanh, giảm nguy cơ cháy nổ và các sự cố mơi trường khác;
- Việc tuần hồn nước rỉ rác để tăng hiệu quả sinh khí cũng giúp giảm bớt lưu lượng nước rỉ rác và tải lượng chất hữu cơ cần xử lý trong nước rỉ rác;
- Việc thu hồi khí bãi chơn lấp để sản xuất điện đưa vào sử dụng cũng gián tiếp giúp giảm khai thác nguồn nhiên liệu hĩa thạch.
Tác động tiêu cực
Những vấn đề chính cần quan tâm khi dự án đi vào hoạt động là (1) hiện tượng ồn và rung của trạm phát điện, (2) như nguy cơ xảy ra sự cố ở hệ thống thu gom – xử lý khí BCL và hệ thống đốt flare, (3) khí dư từ flare và (4) tác hại do nước rỉ rác khơng được thu gom và xử lý hợp lý.
Ồn, rung và sự cố. Ồn và rung ở khu vực trạm phát điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơng nhân vận hành. Tác động này sẽ được giảm thiểu nhờ các giải pháp kỹ thuật như trình bày trong Chương 4. Sự cố cháy nổ nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại đến trang thiết bị đã đầu tư, cơ sở vật chất và tính mạng con trong tồn khu vực BCL Đơng Thạnh và Phước Hiệp. Do đĩ, các biện pháp giám sát, kiểm sốt, an tồn phịng chống cháy nổ phải được thực hiện nghiêm túc. Các giải pháp ứng cứu sự cố phải được thiết lập trước khi đưa dự án đi vào hoạt động và chương trình tập huấn ứng cứu sự cố cũng phải được thực hiện thường xuyên.
Khí dư từ flare. Như đã phân tích ở Mục 5.1.1, do lưu lượng khí dự đốn cĩ thể thu hồi được để vận hành các máy phát điện và hệ số hiệu quả hoạt động của flare theo thiết kế bằng 0,5, đối với BCL Đơng Thạnh năm 2008 sẽ cịn khoảng 622,5 m3 CH4/năm bị thải ra mơi trường. Tương tự như vậy, đối với BCL Phước Hiệp 1, lượng khí CH4 khơng được xử lý ở flare bị thải ra mơi trường vào các năm 2008-2011 (Bảng 5.4). Hiển nhiên lượng khí này khi thải vào mơi trường sẽ gĩp phần gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, nếu khơng cĩ dự án này, tồn bộ lượng khí BCL sinh ra từ 2 BCL này đều sẽ lần lượt phát tán vào mơi trường khơng khí theo các con đường khác nhau. Lượng khí CH4 cịn lại này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng khí mà dự án giải quyết được. Hơn nữa, theo thiết kế của chủ đầu tư, trường hợp này xảy ra khi nhiệt độ của khí thải từ flare đạt trên 500oC và duy trì khoảng hơn 40 phút tính cho mỗi giờ vận hành, nhưng thực tế vận hành tại BCL Gị Cát cho thấy đầu đốt flare cháy liên tục nên chắc chắn khí sinh ra sẽ bị đốt cháy với hiệu suất cao hơn thiết kế. Hiện tại, chưa cĩ giải pháp kỹ thuật nào khác để giải quyết lượng khí dư này trừ khi ngọn lửa ở đầu đốt flare được duy trì cháy liên tục.
Nước rỉ rác. Nước rỉ rác cĩ chứa nồng độ chất ơ nhiễm hữu rất cao (COD ~ 34.000 – 59.000 mg/L) và các chất gây phú dưỡng hĩa (N, P), kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh. Nồng độ chất hữu cơ trong nước rị rỉ cao là nguyên nhân làm giảm hàm lượng oxy hịa
sinh. Nitơ và phospho là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển và là nguyên nhân gây bùng nổ tảo. Kim loại nặng cĩ thể tích lũy theo chuỗi thức ăn (food chain) và là nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Nếu khơng bị phát tán ra mơi trường (giữ trong ơ chơn lấp) hoặc được thu gom và xử lý triệt để, các tác hại do nước rị rỉ gây ra sẽ trở nên khơng đáng kể. Tuy nhiên, ở tất cả các BCL, nước rị rỉ vẫn là mối đe dọa đối với mơi trường nước (nước ngầm và nước mặt) bởi vì chúng dễ dàng được phát tán ra bên ngồi trong những trường hợp sau: (1) lớp lĩt đáy ơ chơn lấp bị thủng và (2) thải trực tiếp nước rị rỉ chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nguồn tiếp nhận (Kênh Rạch Tra – BCL Đơng Thạnh và Kênh Thầy Cai – BCL Phước Hiệp 1).
Ơ nhiễm nguồn nước của các kênh rạch sẽ xảy ra nếu nước rỉ rác chưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu được xả thải. Trong trường hợp trạm xử lý nước rỉ rác cĩ sự cố hoặc do cố ý xả nước rị rỉ chưa xử lý vào nguồn tiếp nhận, với lưu lượng 670 m3/ngđ đối với BCL Phước Hiệp 1, mỗi ngày nguồn tiếp nhận phải chịu khoảng 20,10 – 32,16 tấn BOD5/ngđ hay 26,54 – 40,03 tấn COD/ngđ vào mùa khơ và 3,05 – 18,83 tấn BOD5/ngđ hay 4,44 – 21,41 tấn COD/ngđ vào mùa mưa. Đĩ là chưa kể đến nhiều thành phần chất ơ nhiễm khác, đặc biệt là N, P, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Trong trường hợp nước rỉ rác được xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn xả thải (ví dụ COD > 100 mg/L), nguồn nước cũng phải tiếp nhận ít nhất khoảng 60-70 kg COD/ngđ.
Trong trường hợp BCL Đơng Thạnh, do thời gian chơn lấp đã lâu, nên nước rỉ rác chủ yếu là nước rỉ rác cũ, cĩ nồng độ chất hữu cơ tính theo BOD5 và COD thấp hơn rất nhiều so với nước rỉ rác mới ở BCL Phước Hiệp 1. Tuy nhiên, thành phần chất hữu cơ này rất khĩ phân hủy nên khĩ xử lý hơn. Với lưu lượng 570 m3/ngđ, nếu khơng được xử lý, mỗi ngày nguồn tiếp nhận phải chịu lượng chất ơ nhiễm từ nước rỉ rác với tải lượng 0,62 - 1,43 tấn COD/ngđ hay 0,42 tấn BOD5/ngđ. Khi đĩ, các kênh rạch tiếp nhận nước thải sẽ bị ơ nhiễm và sẽ dễ dàng lan truyền chất ơ nhiễm đến các kênh rạch khác trong khu vực. Hiện tại, chất lượng nước các kênh rạch ở đây cịn khá tốt và khả năng tự làm sạch cịn cao. Tuy nhiên, sự tích lũy các chất ơ nhiễm sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận và khi đĩ, mức độ ơ nhiễm sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều.