NÔNG THÔN – LONG HỒ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 58 - 60)

4.1. Những tồn tại

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát triển và mở rộng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được giải quyết nhanh chóng, có như thế mới giúp Ngân hàng phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

4.1.1 Trong công tác huy động vốn:

Phần lớn khách hàng gởi tiền vào chi nhánh là để tìm kiếm thu nhập trong khi lãi suất tiền gởi tiết kiệm của chi nhánh thường bằng hoặc thấp hơn lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại khác trên cùng địa bàn làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh.

Huyện Long Hồ nằm bao quanh thị xã Vĩnh Long nhưng là địa bàn nông thôn nên công tác huy động vốn bằng ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động từ đó đã gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thanh toán bằng ngoại tệ khi có nhu cầu.

4.1.2 Trong công tác tín dụng:

Mặt bằng chung về trình độ của cán bộ tín dụng nhìn chung còn non yếu, thiếu kinh nghiệm cần được tiếp tục đào tạo, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khoản vay bị quá hạn.

Việc định giá tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc với tài sản đảm bảo là bất động sản, hiện nay chi nhánh định giá theo giá thực tế, việc định giá như vậy đem lại một số rủi ro nhất định khi mà giá thực tế của bất động sản được định giá cao, trong khi đó thị trường bất động sản thường xuyên biến động.

Đầu tư tín dụng góp phần cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa toàn diện và đồng bộ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chưa đến 20% tổng dư nợ là quá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh giao. Đối với cho vay dài hạn, chỉ cho vay đối với xây dựng nhà còn các đối tượng

khác chưa đáp ứng được. Từ đó, Ngân hàng đã chưa khai thác được tiềm năng của thị trường vốn ở địa bàn.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông sản biến động… bởi vì đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Các tổ chức tín dụng khác xâm nhập thị trường nông thôn ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh, lãi suất cho vay tương đối cao hơn so với các Ngân hàng trên địa bàn, là một trở ngại cho Ngân hàng, có nguy cơ mất khách hàng.

Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn nghèo nàn, thiết bị công nghệ lạc hậu, hoạt động makerting tuy có cố gắng cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được khách hàng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Chương trình vi tính chỉ mới phục vụ cho yêu cầu công tác kế toán nhưng vẫn chưa được kịp thời, bộ phận kế toán thường xuyên làm việc 1 ngày trên 10 giờ, tin học chưa đáp ứng được yêu cầu công tác tín dụng và công tác điều hành.

Hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng do một số hạn chế về tài sản thế chấp, bảo đảm mà khách hàng vay vốn không đáp ứng đủ nhu cầu.

Mặc dù Ngân hàng có sự đầu tư vốn đúng hướng nhưng công tác thu nợ còn nhiều hạn chế cụ thể là vòng quay vốn tín dụng có hướng giảm trong năm 2006, đây là vấn đề Ngân hàng cần quan tâm đúng mức, tìm biện pháp giải quyết để Ngân hàng hoạt động tốt hơn trong tương lai.

Do hiện nay các quy định về pháp luật thiếu và chưa đồng bộ nên việc xử lý nợ cũng như việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian gây thiệt hại ảnh hưởng đến lợi nhuận của cho ngân hàng.

Công tác thu hồi nợ đang là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc của Ngân hàng hiện nay. Do một số quy định pháp lý chưa thống nhất giữa hoạt động tín dụng với quy định giao dịch dân sự. Pháp luật hiện đã có quy định cho phép các ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này. Đầu tiên, do sự phối hợp chưa thật chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an,

thi hành án, chính quyền sở tại. Tiếp theo, khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã chấp nhận giao nhà nếu không trả được nợ, song nhiều khi ngân hàng vẫn không tiến hành xử lý phát mại được vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Bên cạnh, các trung tâm bán đấu giá tài sản cũng chỉ chấp nhận cho Ngân hàng bán đấu giá khi có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chậm, đạt tỷ lệ thấp so với số nợ đã được xử lý và các khoản nợ xử lý rủi ro khả năng thu hồi rất khó khăn.

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 4.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn 4.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn

Tập trung làm tốt công tác huy động vốn, đầu tư vào công nghệ thông tin nâng cao chất lượng và phát triển các dịch vụ, quan tâm hơn chính sách makerting đa dạng hóa hình thức huy động, thay đổi phong cách phục vụ của cán bộ kế toán, kho quỹ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.

Từng cán bộ công nhân viên tích cực nghiên cứu thị trường trên địa bàn, rà soát lại các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nhân thân bạn bè, mở rộng mối quan hệ ngoại giao với từng đối tượng khách hàng có nguồn tài chính tốt, nguồn tiền nhàn rỗi, tạo cơ hội tiếp cận để huy động kể cả tiền gửi qua đêm.

Tăng cường công các tuyên truyền, quảng cáo đến các cơ quan, tổ chức đoàn thể tại địa phương và đến từng khách hàng, tạo không khí thoải mái khi khách hàng đến giao dịch.

4.2.2 Giải pháp đối với công tác tín dụng 4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng 4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 58 - 60)