Dư nợ trên vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 54)

Bảng 20: Dư nợ trên vốn huy động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006

Tồng dư nợ Triệu đồng 168.995 171.486 175.382 Vốn huy động Triệu đồng 75.856 97.834 89.934

Dư nợ/Vốn huy động Lần 2,23 1,75 1,95

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Dư nợ trên vốn huy động: nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng không ổn định. Nguồn vốn huy động tăng trong năm 2005 sau đó lại giảm xuống trong năm 2006 từ đó đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu Dư nợ trên vốn huy động. Năm 2004 bình quân 2,23 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, đa số người dân của huyện Long Hồ là nông dân nên huy động vốn của Ngân Hàng gặp không ít khó khăn vì họ có tư tưởng thích giữ tiền trong tay hơn, cũng như thích dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc vàng hơn là gửi vào Ngân hàng. Mặt khác, một số người lại thích cho người khác vay với lãi suất cao hơn lãi suất của Ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,75 lần, tức là trong 1,75 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2006 tỷ lệ tăng lên là 1,95 lần, nguồn vốn huy động có hướng giảm. Do công tác huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn vì đa số nông dân mở rộng quy mô sản xuất phải vay vốn thêm của ngân hàng nên không có tiền tích lũy gửi vào Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần đề ra các biện pháp thích hợp để khuyến khích người dân gửi tiền tăng nguồn vốn huy động và tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 54)