Nhìn vào biểu đồ ở trên, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Để thấy được tỷ trọng của từng thành phần trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng khoản mục trong doanh số cho vay ngắn hạn như sau:
Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 1.154 0,60 1.941 0,77 2.047 0,78 787 68,20 106 5,46 Chăn nuôi 9.091 4,70 33.572 13,28 49.622 18,79 24.481 269,29 16.050 47,81 KTTH 184.090 95,00 217.245 85,95 212.422 80,44 33.155 18,01 -4.823 -2,22 Tổng 194.335 100,00 252.758 100,00 264.091 100,00 58.423 30,06 11.333 4,48
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Ghi chú: KTTH (Kinh tế tổng hợp)
Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp Huyện Long Hồ cho thấy, tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn huyện. Cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả cao và không ngừng phát triển. Hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp là hoạt động diễn ra thường xuyên tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ Tỉnh Vĩnh Long.
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, bởi vì thực tế tại huyện Long Hồ hầu hết nhu cầu vay vốn của người dân là để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt, mục đích xin vay là để mua con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo vườn, mua máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…Trong đó, cho hộ sản xuất nông nghiệp vay để làm Kinh tế tổng hợp luôn chiếm phần lớn trong cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, các hình thức cho vay khác như trồng trọt, chăn nuôi, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng rất quan trọng, ngân hàng luôn tìm cách để nâng cao doanh số cho vay của các đối tượng này. Cụ thể như sau:
@ Cho vay ngành trồng trọt:
Ngành trồng trọt bao gồm các loại như: trồng lúa, trồng màu, chăm sóc vườn ngắn hạn. Tuy đất đai ở địa bàn Huyện rất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt nhưng số lượng vốn vay để trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay.
Năm 2004, doanh số cho vay trồng trọt là 1.154 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 0,6%. Đối với ngành trồng trọt, nhu cầu vay vốn để phục vụ cho việc trồng trọt là không lớn. Và tỷ trọng này đã có chiều hướng tăng trong tương lai.
Trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 68,20% so với năm 2004. Sang năm 2006, doanh số cho vay tiếp tục tăng và đạt 2.047 triệu đồng, chiếm 0,78% trong doanh số cho vay ngắn hạn với tốc độ tăng trưởng là 5,46% so với năm 2005. Nguyên nhân là do ngày nay, rau màu là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, trong thời gian qua một số dịch bệnh xuất hiện trên động vật nên nhu cầu thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm giảm mạnh mà thay vào đó là sự gia tăng nhu cầu về các loại rau quả tươi, sạch, an toàn từ đó đã thúc đẩy ngành trồng trọt của Huyện không ngừng phát triển. Trong thời gian qua Huyện cũng đã có các chính sách khuyến khích người dân trồng rau sạch và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ phòng Nông nghiệp nên người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, đã làm doanh thu hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống người dân. Từ đó, người dân tích cực trồng trọt và đòi hỏi phải có vốn, bà con đã tìm đến Ngân hàng để vay vốn, vì vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên.
@ Cho vay ngành chăn nuôi
Tuy tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp nhưng nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của chính quyền địa phương trong việc hạn chế và giải quyết vấn đề dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên phần nào đã kiềm chế được dịch bệnh và ổn định việc chăn nuôi của Huyện. Và đây cũng là đối tượng được Ngân hàng quan tâm đầu tư theo chỉ đạo về phát triển đàn vật nuôi trong Tỉnh. Cụ thể:
Năm 2004 doanh số cho vay của đối tượng này đạt 9.091 triệu đồng, chiếm 4,7% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, năm 2005 doanh số cho vay
đạt 33.572 triệu đồng, tăng 24.481 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng 269,29% so năm 2004. Nguyên nhân do trong năm 2005, mặc dù tổng sản lượng ngành chăn nuôi có giảm, trong đó đàn heo, đàn gia cầm giảm mạnh nhưng bù lại đàn bò, đàn dê của Huyện có bước tăng trưởng cao do bò, dê là loài gia súc dễ nuôi, giá bán giảm không đáng kể, chỉ đầu tư về con giống, không phải tốn chi phí cho thức ăn và cho hiệu quả kinh tế khá.
Đến năm 2006, doanh số cho vay trong lĩnh vực này tiếp tục tăng với tốc độ tương đối cao đạt 49.622 triệu đồng, tăng 47,81% so năm 2005. Tốc độ tăng có hướng giảm là do trong năm 2006 số lượng đàn gia súc, gia cầm do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đàn gia súc, gia cầm có khuyên hướng giảm đáng kể, tuy có sự hướng dẫn chỉ đạo giải quyết của chính quyền địa phương các cấp nhưng do tâm lý của người chăn nuôi vẫn thật sự chưa an tâm về tình hình dịch bệnh cũng như khi đầu tư vào lĩnh vực này nên tiến độ khôi phục đàn gia súc, gia cầm còn chậm từ đó ảnh hưởng làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực này.
@ Cho vay Kinh tế tổng hợp
252758217245 212422 217245 212422 184090 264422 194335 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2004 2005 2006 Năm DSCV KTTH DSCV Ngăn han
Hình 6: Biểu đồbiến động doanh số cho vay Kinh tế tổng hợp
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn thì cho vay trong lĩnh vực Kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất với từ trên 80% doanh số cho vay ngắn hạn trở lên. Cụ thể, trong năm 2004, doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm đến trên 90% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 184.090 triệu đồng và tiếp tục tăng đáng kể ở năm sau với tốc độ tăng trưởng 18,01%. Hình thức KTTH này đã giúp bà con tăng thêm thu nhập, làm ăn ngày càng thu được nhiều lợi nhuận nên bà con đã mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực này
trong năm 2005 với doanh số cho vay đạt 217.245 triệu đồng, tương ướng tăng 33.155 triệu đồng so với năm 2004. Sang năm 2006 tuy con số này có hướng giảm nhưng không đáng kể. Do trong năm 2006 tiến độ thực hiện chương trình chuyển dịch kinh tế triển khai chậm và có chựng lại, thiên tai, giá cả một số hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh… nên đã ảnh hưởng làm giảm doanh số cho vay trong lĩnh vực này.
Cho vay theo hình thức này mang đến nhiều thuận lợi cho Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng sẽ giảm bớt thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần của hộ sản xuất nông nghiệp trong cùng một hộ; còn đối với hộ sản xuất thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay sao cho đạt lợi nhuận cao nhất. Cả Ngân hàng và nông dân sẽ giảm được rủi ro khi đầu tư Kinh tế tổng hợp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá, buôn bán nhỏ kết hợp lại với nhau để đạt hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, các đối tượng này có thể tương trợ cho nhau trong quá trình sản xuất và cùng phát triển), như thế rủi ro sẽ được phân bổ không tập trung vào đối tượng nhất định nào.