Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 53)

Bảng 18: Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Số

tiền (%)TT tiềnSố (%)TT tiềnSố (%)TT tiềnSố % tiềnSố %

1. Trồng trọt 0 0,00 8 1,89 46 13,65 8 0,00 38 475,00 2. Chăn nuôi 7 1,70 12 2,83 3 0,89 5 71,43 -9 -75,00 3. KTTH 0 0,00 30 7,08 0 0,00 30 0,00 -30 -100,00 4. Máy NN 405 98,30 374 88,21 288 85,46 -31 -7,65 -86 -23,00 5. Cho vay khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 412 100,00 424 100,00 337 100,00 12 2,91 -87 -20,50

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 13: Biểu đồ biến động nợ quá hạn trung hạn qua các năm

Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn trung hạn trong năm 2004, 2005 và cả năm 2006 tương đối ổn định và thấp hơn nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn. Tất yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Nhưng đến năm 2005 nợ quá hạn trung hạn lại tăng, cụ thể là 424 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,91% so với năm 2004. Nguyên nhân là do nợ quá hạn máy nông nghiệp tăng cao so với năm trước. Nợ quá hạn cải tạo vườn từ 0 tăng lên 8 triệu đồng so với năm 2004, sang năm 2006 tăng 475% so với năm trước là do trong năm này giá của sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… khi vào mùa đã bị dội chợ, giá rẽ, trái cây từ các tỉnh lân cận đổ về, từ đó làm giá cả giảm mạnh. Trong năm 2006, diện tích đất nông nghiệp giảm do chính sách phát triển kinh tế trọng điểm của Huyện (đầu tư phát triển các khu công nghiệp). Bên cạnh, do trong mùa vụ sản xuất lúa có nhiều đợt nắng nóng và mưa kéo dài không phù hợp theo từng thời kỳ tăng trưởng của cây lúa, đây lại là điều kiện để sâu bệnh phát triển, từ đó dẫn đến năng suất giảm gây ảnh hưởng đến năng suất chung của cả năm, chất lượng thu hoạch đạt thấp, thu nhập của nông dân bị giảm.

Đối với cho vay chăn nuôi, trong năm 2004 nợ quá hạn là 7 triệu đồng và đã tăng lên 12 triệu đồng trong năm 2005. Do năm 2004 nợ quá hạn còn tồn đọng cộng với nợ quá hạn phát sinh trong năm 2005 mà nguyên nhân là do chính sách về nợ quá hạn của Ngân hàng và do tình hình cúm gia cầm đã gây khó khăn nhất định đối với hộ chăn nuôi gia cầm, giá các mặt hàng từ thịt gia cầm không ổn định và giảm ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ của hộ sản xuất.

Nhưng đến năm 2006, nợ quá hạn trung hạn có chiều hướng giảm xuống chỉ còn 337 triệu đồng. Trừ nợ quá hạn trồng trọt, cải tạo vườn tăng còn các khoản nợ khác đều giảm trong năm 2006. Biến động nhiều nhất là nợ quá hạn trong cho vay máy nông nghiệp, giảm 86 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006, doanh số cho vay trung hạn trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn; Bên cạnh, số thu nợ trung hạn trong năm về đối tượng này lại chiếm tỷ trọng không cao, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất nên đã ảnh hưởng đến nợ quá hạn của Ngân hàng.

Từ số liệu đã phân tích ở trên đã có thể trả lời cho câu hỏi: “Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không?” Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn diễn biến không ổn định, tuy năm 2005 có tăng hơn năm trước nhưng sang năm 2006 thì nợ quá hạn dần được cải thiện nên đã giảm dần. Điều này cho thấy nền kinh tế Huyện nhà đã dần được thay da đổi thịt, phát triển cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển.

3.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Để đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn thì phân tích các chỉ số là một phương pháp giúp ta phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

3.3.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốna) Vốn huy động trên tổng nguồn vốn a) Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Bảng 19: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 233.400 238.046 248.975

Vốn huy động Triệu đồng 75.856 97.834 89.934

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 32,50 41,10 36,12

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Năm 2004 chỉ số này đạt 32,50%. Đến năm 2005, vốn huy động chiếm 41,10% tổng nguồn vốn cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động như khuyến mãi, băng rôn, tiếp thị, quảng cáo, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín dụng

tận tình hướng dẫn người dân tham gia tiết kiệm…Đến năm 2006, vốn huy động lại giảm xuống còn 36,12% trong tổng nguồn vốn. Do huyện Long Hồ nằm bao quanh thị xã Vĩnh Long, nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Tỉnh, chi nhánh chỉ thu ngoại tệ không có nghiệp vụ bán hoặc đổi ngoại tệ từ VND sang USD cho nên đôi khi khách hàng cần chuyển đổi tiền gửi mà không thực hiện được. Mặt khác, Ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nên nguồn vốn huy động giảm trong năm 2006.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 53)