Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 45)

Bên cạnh doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung hạn cũng góp phần không nhỏ vào tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 12: Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 2.874 5,94 5.425 13,76 6.188 23,91 2.551 88,76 763 14,06 Chăn nuôi 3.230 6,67 5.146 13,05 4.927 19,04 1.916 59,32 -219 -4,26 KTTH 24.732 51,09 0 0,00 94 0,36 -24.732 -100,00 94 0,00 Máy NN 17.541 36,23 28.227 71,59 14.463 55,89 10.686 60,92 -13.764 -48,76 Cho vay khác 35 0,07 633 1,61 206 0,80 598 1708,57 -427 -67,46 Tổng cộng 48.412 100,00 39.431 100,00 25.878 100,00 -8.981 -18,55 -13.553 -34,37

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn và có hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ giảm từ 48.412 triệu đồng xuống còn 39.431 triệu đồng, giảm 8.981 triệu đồng, tương ứng giảm 18,55% so năm 2004. Đến năm 2006, doanh số thu nợ trung hạn lại tiếp tục giảm còn 25.878 triệu đồng, giảm 13.553 triệu đồng, tương ứng giảm 34,37% so năm 2005. Trong đó:

 Thu nợ máy nông nghiệp: doanh số cho vay trung hạn máy nông nghiệp trong năm 2004 tương đối cao và sang các năm sau thì doanh số cho vay này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn. Do vậy, năm 2004, thu nợ đối tượng này là 17.541 triệu đồng, chiếm 36,23% thu nợ trung hạn. Năm 2005, doanh số thu nợ đạt 28.227 chiếm tỷ trọng 71,59% trong tổng thu nợ trung hạn, tăng 10.686 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng 60,92% so năm 2004. Đến năm 2006, doanh số này giảm xuống còn 14.463 triệu đồng, giảm 13.764 triệu đồng, tương ứng giảm 48,76% so năm 2005. Nguyên nhân làm số thu nợ này giảm mạnh như vậy do doanh số cho vay đối tượng này trong năm 2006 đã giảm.

 Thu nợ Chăn nuôi

Doanh số thu nợ đối tượng này có tăng trong năm 2005 là 1.916 triệu đồng nhưng sang năm 2006 lại giảm 219 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 4,26%. Do ý thức của người tiêu dùng về tác hại của dịch bệnh trên heo, gà, vịt nên đã

ảnh hưởng làm giảm giá các mặt hàng này hộ chăn nuôi bị lỗ nặng, các hộ sản xuất chuyên về chăn nuôi gà công nghiệp, vịt chạy đồng làm người dân chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác, do doanh số cho vay trung hạn trong lĩnh vực này vào năm 2006 đã giảm nên làm giảm doanh số thu nợ so với năm 2005.

 Thu nợ trồng trọt: thu nợ trồng trọt tăng 2.551 triệu đồng trong năm 2005 đạt 5.425 triệu đồng so với năm 2004. Sang năm 2006, khoản thu này lại tiếp tục tăng. Do ngày nay, rau màu là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, trong thời gian qua một số dịch bệnh xuất hiện trên động vật nên nhu cầu thực phẩm từ rau màu của bà con tăng. Mặt khác, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích là chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn huyện, được bà con đồng tình hưởng ứng nên sản xuất rau màu của huyện không ngừng phát triển.

 Thu nợ Kinh tế tổng hợp

Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh số thu nợ giảm liên tục. Như đã nói ở phần trên, do cho vay Kinh tế tổng hợp trung hạn giảm đáng kể và thay vào đó là cho vay Kinh tế tổng hợp ngắn hạn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh số thu nợ các năm qua. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ đối tượng này là 24.732 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,09% tổng thu nợ trung hạn. Sang năm 2005, số thu này giảm và hầu như không thu được đồng nào trong năm này. Đến năm 2006, con số này có tăng lên nhưng không đáng kể nên đã không làm tăng tổng doanh số thu nợ trung hạn.

3.3.2.3. Phân tích tình hình dư nợ

Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay tại ngân hàng phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.

Dư nợ là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh doanh số cho vay để có thể đánh giá đúng năng lực khách

hàng. Muốn vậy Ngân hàng phải chọn cho mình những khách hàng quen thuộc đảm bảo về mặt tài chính có dư nợ lớn nhưng có uy tín đối với Ngân hàng.

Bảng 13: Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 142.964 84,60 154.703 90,21 164.975 94,07 11.739 8,21 10.272 6,64 Trung hạn 26.031 15,40 16.783 9,79 10.407 5,93 -9.248 -35,53 -6.376 -37,99 Tổng cộng 168.995 100,00 171.486 100,00 175.382 100,00 2.491 1,47 3.896 2,27

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 10: Biểu đồ biến động dư nợ qua 3 năm 2004-2006

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất trong năm 2004 là 142.964 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,60% tổng dư nợ. Còn dư nợ trung hạn đạt 26.031 triệu đồng, chiếm 15,40% tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ ngắn hạn tăng, đạt 154.703 triệu đồng, tăng 11.739 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 8,21%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay là 30,06% và tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 48,56% với tốc độ cao hơn nên đã ảnh hưởng đến dư nợ nhưng chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn xuống với mức tăng trưởng 8,21% so với năm 2004. Nhưng dư nợ trung hạn lại giảm xuống, cụ thể là giảm 9.248 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 9,79% tổng dư nợ. Trong năm 2006, dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên, cụ thể tăng 10.272 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,64%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 93,12% tổng doanh số cho vay cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay trung hạn; mặt

khác, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2006 lại giảm (12,95%). Còn dư nợ trung hạn lại tiếp tục giảm xuống. Cụ thể, giảm 6.376 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 37,99% so với năm 2004.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 45)