Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 46 - 49)

Bảng 15: Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 2.884 11,08 4.187 24,95 3.143 30,20 1.303 45,18 -1.044 -24,93 Chăn nuôi 2.185 8,39 2.933 17,48 2.704 25,98 748 34,23 -229 -7,81 KTTH 0 0,00 30 0,18 3 0,03 30 0,00 -27 -90,00 Máy NN 20.889 80,25 9.533 56,80 4.481 43,06 -11.356 -54,36 -5.052 -52,99 Cho vay khác 73 0,28 100 0,60 76 0,73 27 36,99 -24 -24,00 Tổng cộng 26.031 100,00 16.783 100,00 10.407 100,00 -9.248 -35,53 -6.376 -37,99

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ trung hạn liên tục giảm qua ba năm cụ thể như sau:

 Dư nợ máy nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ trung hạn là đối tượng máy nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng trên 40% và nó đang giảm dần qua các năm. Đây là nguyên nhân chính đã làm giảm dư nợ trung hạn. Cụ thể là trong năm 2004, dư nợ máy nông nghiệp là 20.889 triệu đồng, sang đến năm 2004, dư nợ máy nông nghiệp đã giảm xuống còn 9.533 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 54,36%. Nguyên nhân có sự biến động lớn như thế là do sang năm 2005 phần lớn các hộ vay máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất làm ăn ngày càng hiệu quả, giá các mặt hàng nông sản có sự chuyển biến tích cực, giá lúa, thủy sản, trái cây…đều tăng, từ đó tăng khả năng trả nợ cũng như doanh số thu nợ máy nông nghiệp đã tăng đáng kể trong năm 2005. Sang đến năm 2006, dư nợ của đối tượng này tiếp tục giảm, đạt 4.481 triệu đồng, giảm đến gần 53% so với năm 2005.

 Dư nợ chăn nuôi: bên cạnh dư nợ Máy nông nghiệp với tỷ trọng ngày càng giảm thì dư nợ chăn nuôi lại ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ của đối tượng này chỉ đạt 2.185 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,39%. Thế nhưng sang năm 2005 dư nợ chăn nuôi là 2.933 triệu đồng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao 17,48% tổng dư nợ trung hạn. Vào cuối năm 2006, khoản mục này giảm nhưng không đáng kể, đạt 2.704 triệu đồng, và vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm trước là gần 26% tổng dư nợ trung hạn.

 Dư nợ trồng trọt: Năm 2004, dư nợ trồng trọt đạt 2.884 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,08% tổng dư nợ trung hạn. Và con số này đã tăng khá cao trong năm 2005 với tốc độ tăng trưởng trên 45% đạt 4.187 triệu đồng. Nguyên nhân do trong năm 2005, doanh số cho vay trung hạn trồng trọt tăng với tốc độ 51,4% tuy thu nợ đối tượng này với tốc độ tăng trưởng cao nhưng do dư nợ đầu kỳ của đối tượng này khá lớn nên dư nợ trong năm vẫn tiếp tục tăng. Sang năm 2006, khoản mục này có hướng giảm lại đạt 3.143 triệu đồng, tương ứng giảm 1.044 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân do sang năm 2006 thì doanh số cho vay trung hạn đối tượng này đã giảm; Mặt khác, thu nợ của đối tượng này lại tăng nên đã dẫn đến dư nợ giảm trong năm.

 Dư nợ Kinh tế tổng hợp và dư nợ khác: như đã phân tích ở phần doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất thì nhu cầu về vốn để tái sản xuất cũng như việc quay vòng nhanh đồng vốn phục vụ nhu cầu thiếu vốn tạm thời của hộ nông dân nên doanh số cho vay trung hạn đối với đối tượng này đã giảm đáng kể qua các năm do đó đã ảnh hưởng làm giảm đáng kể dư nợ của đối tượng này. Còn các khoản cho vay khác như đê bao thì do khoản này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay nên sự biến động của nó không ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng.

Vậy Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không? Tóm lại, trả lời cho câu hỏi trên, tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần qua các năm. Tuy dư nợ trung hạn có giảm nhưng không nhiều mà dư nợ ngắn hạn lại tăng đáng kể nên đã làm tăng tổng dư nợ. Chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.

3.3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn

Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không? Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu và kế đến là vấn đề về nợ quá hạn. Thật vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta xem xét về nợ quá hạn, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Bên cạnh, chất lượng tín dụng cũng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội hay không, có phục vụ lợi ích của người dân hay không.

Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu hết Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng và đi đến phá sản. Vì thế nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì khi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 16: Tổng nợ quá hạn qua các năm 2004, 2005, 2006

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 944 69,60 2.108 83,30 962 74,10 1.164 123,30 -1.146 -54,40 Trung hạn 412 30,40 424 16,70 337 25,90 12 2,90 -87 -20,50 Tổng 1.356 100,00 2.532 100,00 1.299 100,00 1.176 86,70 -1.233 -48,70

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 11: Biểu đồbiến động nợ quá hạn qua các năm

Qua biểu đồ trên cho thấy nợ quá hạn tăng cao nhất vào năm 2005. Tổng nợ quá hạn vào năm 2005 là 2.532 triệu đồng tăng 1.176 triệu đồng so với năm 2004, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 83,3%, còn nợ quá hạn trung hạn là 424 triệu đồng chỉ tăng 2,9% so với năm 2004. Sang năm 2006, cả nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn đều giảm đáng kể đã tác động làm giảm tổng nợ quá hạn với tốc độ giảm là 48,7% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 46 - 49)