Xuất các giải pháp phủ xanh ĐTĐT ở KVNC

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 74 - 90)

4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật

Do đặc thù của huyện Việt Yên không có rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, chỉ có ĐTĐT loại II nên chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp về kỹ thuật phù hợp với vùng như sau:

* Trồng rừng sản xuất

Với những nơi có rừng bị cháy hoặc ĐTĐT cần tiến hành trồng rừng bằng giống cây phù hợp với tính chất đất, những nơi có rừng trồng lâu năm chưa được khai thác, chậm lớn, không có giá trị về gỗ ta nên khai thác dần kết hợp trồng thay thế bằng những giống cây trồng tốt, phù hợp với đất ở địa phương nhằm tạo thành rừng sản xuất có năng suất cao, có chất lượng đáp ứng được thị trường.

* Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày

Việc trồng cây ăn quả các loại, cây công nghiệp dài ngày được chọn là một trong các giải pháp hợp lý cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Bởi lẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giải pháp này vừa mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người trồng rừng vừa có giá trị bảo vệ và cải thiện môi trường.

* Thực hiện nông lâm kết hợp

Trong hệ thống nông lâm kết hợp cây trồng được bố trí sao cho có thể tạo được nhiều tầng tán của nhiều loại cây có nhu cầu sinh thái khác nhau

sống chung trên cùng một đơn vị diện tích đất mà chúng không ảnh hƣởng

đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng sản phẩm của các loài cây trồng. Ở đây các tầng sinh thái khác nhau trên cùng một khoảng không gian được tận dụng tối đa. Tầng trên cùng trồng cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày có kích thước và chiều cao cây lớn, tầng giữa trồng các loài cây có kích thước trung bình nhưng thích nghi với ánh sáng tán xạ, tầng dưới cùng thích hợp trồng các loại cây lương thực như dong riềng. Lớp dưới cùng này không chỉ mang lại lợi ích cụ thể, mà còn hạn chế dòng chảy, giữ ẩm cho đất, giảm tình trạng xói mòn rửa trôi đất. Việc trồng xen, trồng luân phiên cây ngắn ngày với cây dài ngày theo giai đoạn phát triển sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất. Hệ thống cây trồng được bố trí theo kiểu nông lâm kết hợp phát huy được vai trò, giá trị của từng loại cây trong hệ sinh thái: cây chủ đạo, cây hỗ trợ, cây điều tiết, tránh được tình trạng độc canh trên diện rộng. Hệ thống này tạo điều kiện cho các tập đoàn cây thực hiện hai chức năng: tổng hợp các chất hữu cơ để tạo ra năng suất sinh học và chức năng cân bằng sinh thái.

Ngoài ý nghĩa trên, hệ cây trồng đa dạng giúp cho nhà kinh doanh có khả năng ứng phó với rủi ro trong sản xuất và do giá cả thị trường biến động theo từng loại sản phẩm. Nó cũng góp phần hạn chế sâu bệnh.

Để thực hiện giải pháp kỹ thuật nêu trên cần tiến hành lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng loại ĐTĐNT, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp cho từng vùng, từng hệ sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.5.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trƣờng

Phủ xanh đất trống đồi núi trọc là một hợp phần của hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường. Do đó các chính sách, cách tổ chức quản lý và thị trường đóng vai trò rất quan trọng, đó là nhân tố thúc đẩy hay hạn chế các quá trình liên quan.

+ Về chính sách

- Cần thực hiện đầy đủ luật đất đai và chủ trương giao đất giao rừng. Các loại đất cần phải có chủ thể quản lý sử dụng rõ ràng. Quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể quản lý rừng với Nhà nước.

- Nhà nước cần có chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho người trồng rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả về vốn, kỹ thuật, giá cả và bảo hiểm các rủi ro do thời tiết và thị trường gây nên. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế lâm nghiệp ở vùng đồi núi nghèo khó. Cần có chính sách bảo hiểm cây trồng toàn quốc.

- Thực hiện tốt công tác định canh định cư và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tìm các biện pháp nâng cao đời sống đồng bào ở vùng gò đồi và vùng nghèo khó. Có chính sách cung ứng lương thực, đảm bảo cuộc sống của người trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Về tổ chức thị trường

- Cần có qui hoạch và sử dụng các loại đất, để đất được sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Tránh hiện tượng độc canh trên diện rộng, nhưng cũng tránh manh mún, làm sao tạo ra được sản phẩm hàng hóa để trao đổi thì mới phát triển được.

- Cần lựa chọn xây dựng các tụ điểm dịch vụ về kỹ thuật, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Các tổ chức Nhà nước phải thực hiện đầy đủ vai trò điều tiết ở khâu này để cho người sản xuất khỏi bị chèn ép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ở tầm vĩ mô, các cơ quan Trung uơng phải phối hợp với các địa phương để hoạch định các chiến lược sản xuất nông lâm nghiệp, cây công nghiệp cho từng vùng trong cả nước, xác định lối ra và tìm thị trường ổn định cho từng loại sản phẩm của từng vùng. Có như vậy thì sự phát triển nông lâm nghiệp nói chung và phủ xanh đất trống đồi núi trọc nói riêng mới có kết quả.

4.5.3. Giải pháp vốn đầu tƣ

+ Giải pháp về vốn

Muốn tránh sản xuất manh mún, tự cung tự cấp, tạo ra hàng hóa đòi hỏi phải mở rộng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để làm việc đó cần phải có vốn. Những người dân sống trong vùng đất trống đồi núi trọc thì lại rất nghèo, không có sức để đầu tư cho sản xuất hàng hóa và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Vì vậy cần có sự quan tâm tác động mạnh mẽ của Nhà nước để huy động tối đa các nguồn vốn. Các nguồn vốn có thể hỗ trợ là:

- Vốn vay từ ngân hàng phát triển nông nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

- Vốn của chính phủ cho các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn cho vùng nghèo khó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn ủy thác của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, vốn bảo trợ, tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chương trình được Nhà nước chỉ định. Nhà nước và các địa phương tổ chức lồng ghép cách chương trình, dự án trên cùng một lãnh thổ để tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.

Cần đổi mới cơ chế tín dụng đối với người trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả như: đơn giản thủ tục cho vay, tăng hạn mức cho vay, kéo dài chu kỳ thu hồi vốn, giảm tỷ lệ lãi suất. Thời hạn và lượng vốn cho vay được đảm bảo theo tiến trình sản xuất từ gieo trồng đến chăm sóc và đến lúc có sản phẩm đầu tiên. Tránh tình trạng chỉ cho vay vốn gieo trồng mà không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho vay vốn chăm sóc đến khi có sản phẩm dẫn đến tình trạng có trồng mà không có thu hoạch, không có sản phẩm.

+ Giải pháp đầu tư

Khi đã có vốn thì vấn đề đầu tư đúng và đủ lượng là hết sức cần thiết. Đầu tư không đủ lượng cho người trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

1. Huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang có 3 nhóm ĐTĐT: nhóm ĐTĐT loại I, nhóm ĐTĐT loại II, nhóm ĐTĐT loại III. Các nhóm đất trống đồi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và chặt đốt rừng tạo nên.

2. Những mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc VACR, VR và mô hình trồng rừng sản xuất do dân tự bỏ vốn đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn mô hình trồng rừng sản xuất do nhà nước đầu tư (giống, công chăm sóc và bảo vệ) thì hiệu quả kinh tế thấp không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Nguyên nhân kém hiệu quả của việc phủ xanh đất trống đồi trọc là do đầu tư chưa đủ, sự quản lý không chặt chẽ và việc thực hiện công tác phủ xanh chưa đúng quy trình kỹ thuật.

3. Rừng trồng có tác dụng cải tạo tốt thành phần hoá học của đất. Tuỳ theo từng loại rừng mà mức độ cải tạo là khác nhau. Trình tự cải tạo đất tăng dần của các kiểu rừng mà chúng tôi nghiên cứu là: rừng trồng Bạch đàn < rừng trồng Keo + Thông < rừng trồng Keo + Bạch.

4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chúng tôi đưa ra 2 đề xuất chính để phủ xanh đất trống đồi trọc là:

- Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng

- Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các giải pháp nông lâm kết hợp 5. Để thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi trọc trên cần thực hiện tốt các giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về chính sách, tổ chức và quản lý, về vốn đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

II. Đề nghị

1. Do thời gian ngắn nghiên cứu ngắn nên những kết quả đạt được mới chỉ là những dẫn liệu ban đầu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc tại địa phương. Do đó cần tiếp tục được nghiên cứu tiếp để hoàn thiện hơn.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

3. Cần thiết lập một cơ quan hay tổ chức tư vấn để hỗ trợ cho nhười dân về kỹ thuật cũng như các hoạt động thị trường trong việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp.

4. Trước khi tiến hành trồng rừng người dân cần đánh giá môi trường đất để chọn loại cây trồng và bố trí cây trồng cho phù hợp. Với những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng không nên sử dụng mô hình rừng trồng Bạch đàn thuần loài để phủ xanh mà nên trồng các cây bộ Đậu để trồng như Keo, có thể trồng hỗn giao Keo với các loài cây khác như Bạch đàn, Thông để cải tạo đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bình (1983), Mô hình Nông lâm kết hợp, Nxb NN, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Báo cáo quy hoạch rừng và phát triển sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2020.

4. Bộ Lâm nghiệp (1987), Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Lâm nghiệp (1978), Qui phạm tạm thời về giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb NN, Hà Nội.

7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Giáo dục.

8. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoang

nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

9. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một

số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi chung du một số tỉnh miền núi, Đề tài Khoa học công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN. 10. Ngô Quang Đê (1981), Kỹ thuật giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp. 11. Phạm Hoàng Hộ (1992-1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III Montreal,

Canada.

12. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1993), Nghiên cứu cải tạo, phục hồi và sử

dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Quảng Bình, Tuyển tập công trình Nghiên cứu sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb KH&KT, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Trịnh Minh Quang, Hiện trạng và phân loại đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ, Tạp chí nghiên cứu kinh tế và phát triển. 14. Trương Văn Lung, Nguyễn Bá Hải (1996), Trồng cây bộ đậu để cải tạo

đất và hướng phát triển vùng đồi miền tây Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

15. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.

16. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội.

17. Lê Đồng Tấn (2007), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số

mô hình phủ xanh đất trống trọc tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Tạp

chí NN&PTNT, số 19/2007.

18. Lê Đồng Tấn (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp và

xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi trọc tại Thái Nguyên - Bắc Kạn, Báo cáo đề tài KH&CN, Hà Nội.

19. Lê Đồng Tấn (2003), Một số kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi rừng tại tỉnh Lai Châu, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2003.

20. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Đặng Kim Vui (2002), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12/2002.

23. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2005), Kỹ thuật trồng cây nguyên

liệu giấy, Nxb Lao động - Xã hội, Hà nội.

24. Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005),

Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả, Nxb NN, Hà Nội.

25. Bazzaz, F.A. (1968), 'Succession an abandoned fields in the Shawnee Hills, Southern Illinois", Ecology, Vol49.

26. Yucheng L., Shili.M. (1992), "The study on secondary succession of evergreen broadleaved forest of communities and dominant populations", Chinese forestry selected abstracts. CAF-FOR-SPA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục: Thành phần loài, dạng sống hệ thực vật KVNC

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Địa điểm nghiên cứu Dạng sống I II III A. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƢƠNG XỈ 1. ADIANTACEAE HỌ TÓC VỆ NỮ

1 Adiantum und uratum H.

Christ. Tóc vệ nữ cứng + He

2. GLEICHENIACEAE HỌ GUỘT

2 Diranopteris linearis (Burm.f.)

Undew. Guột + + Cr

3. LYGODIACEAE HỌ BÕNG BONG

3 Lygodium scandens (L.) Sw. Bòng bong leo + + He

4. POLYPODIACEAE HỌ DƢƠNG XỈ 4 Cyclosorus parasiticus (L) Farw. Dƣơng xỉ thƣờng + + He 5 Pteris vitata (L). Ráng + + He B. PINOPHYTA NGÀNH THÔNG 5. PINACEAE HỌ THÔNG

6 Pinus massoniana. Thông mã vĩ + Ph

C. MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN

I. MAGNOLIOPSIDA LỚP HAI LÁ MẦM

6. AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN

7 Achiranthes aspera L. Cỏ xƣớc + + + He

8 Amaranthus spinosus L. Dền gai + + +

9 Amaranthus tricolor L. Dền canh + +

10 Amaranthus viridis L. Dền cơm + + +

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 74 - 90)