Chua pH(KCl)

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 65 - 73)

Độ chua là một chỉ tiêu của tính chất hóa học của đất, nó ảnh hưởng đến nhiều quá trình lý hóa học và sinh học của đất và tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây rừng.

Nhìn chung, đất ở 3 địa điểm nghiên cứu đều thuộc loại đất chua (pH(KCl) dao động từ 3,82 – 4,13). Độ chua có xu hướng giảm theo độ sâu giữa các tầng đất nhưng không nhiều.

Nếu lấy số liệu trung bình về giá trị của pHKCl tại 3 điểm nghiên cứu để so sánh thì đất ở điểm nghiên cứu 2 có pH(KCl) trung bình thấp nhất (pH=3,95), với chỉ số này thì đất dưới rừng trồng Keo + Thông được xếp vào loại đất có độ chua cao nhất. Ở điểm nghiên cứu 1 có pH (KCl) trung bình cao nhất (pH=4,17), với chỉ số này thì đất dưới rừng trồng Bạch đàn được xếp vào loại đất có độ chua thấp nhất. Điểm nghiên cứu 3

(rừng trồng Keo + Bạch đàn có độ chua trung bình (pHl= 4,04). Độ chua

của đất là do quá trình hình thành đất, độ che phủ và khả năng cải tạo đất của từng kiểu rừng, đặc biệt là đá mẹ hình thành từng loại đất đó. Tuy ở điểm nghiên cứu 1 (rừng trồng Bạch đàn) có độ che phủ thấp, tổ hợp thành phần loài thấp nhưng nó có độ dốc thấp hơn cả, hơn nữa trước khi trồng gia đình ông có bón vôi để cải tạo đất trước khi trồng rừng lại nên nó có độ chua thấp.

Như vậy, độ chua của đất xếp theo thứ tự giảm dần ở các quần xã nghiên cứu là: rừng trồng Keo + Thông > rừng trồng Keo + Bạch đàn > rừng trồng Bạch đàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2 pH (KCl) 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm)

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Hình 4.1: Sự biến đổi độ chua pH(KCl) 4.3.2.2. Hàm lượng mùn tổng số (%)

Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, mùn có vai trò rất quan trọng với độ phì của đất, ảnh hưởng đến một số tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất.

Kết quả phân tích đất ở bảng 4.7 cho thấy điểm nghiên cứu 3 (rừng trồng Keo + Bạch đàn) có hàm lượng mùn cao nhất ở cả 3 tầng đất, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 (rừng trồng Keo + Thông), thấp nhất là điểm nghiên cứu 1(rừng trồng Bạch đàn). Trong mỗi kiểu rừng thì hàm lượng mùn biến đổi theo quy luật giảm theo chiều sâu phẫu diện. Riêng ở lớp đất mặt (0 - 10 cm) của điểm nghiên cứu 3 có hàm lượng mùn cao nhất 2,92%, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 có hàm lượng mùn là 2,02%, điểm nghiên cứu 1 thấp nhất là 0,7%. Nguyên nhân là ở điểm nghiên cứu 3 có độ che phủ cao, tổ hợp thành phần loài lớn, lượng cành rơi lá rụng trả lại cho đất cao hơn, từ đó khối lượng vi sinh vật và động vật đất tăng, sự hoạt động và xác chết của nó góp phần tăng lượng mùn cho đất nên tạo cho đất có khả năng tích lũy mùn không chỉ ở tầng mặt mà cả tầng sâu hơn. Ngoài ra độ che phủ cũng có vai trò quan trọng làm giảm sự xói mòn và rửa trôi các chất mùn, dinh dưỡng trong đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, hàm lượng mùn (%) của đất xếp theo thứ tự tăng dần ở các quần xã nghiên cứu là: rừng trồng Bạch đàn < rừng trồng Keo + Thông < rừng trồng Keo + Bạch đàn.

Sự biến đổi hàm lượng mùn tại các điểm nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.2.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Mùn (%) 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm)

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Hình 4.2: Sự biến đổi của hàm lượng mùn 4.3.2.3. Hàm lượng đạm tổng số (%)

Đạm là một trong các chất quan trọng nhất của dinh dưỡng cây. Khi phân tích hàm lượng đạm tổng số có thể giúp ta so sánh các loại đất, đánh giá khả năng tích lũy đạm trong đất và ở mức độ nhất định cũng xác định được đất tốt hay đất xấu…

Kết quả phân tích đất ở bảng 4.8 cho thấy điểm nghiên cứu 3 (rừng trồng Keo + Bạch đàn) có hàm lượng đạm cao nhất, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 (rừng trồng Keo + Thông), thấp nhất là điểm nghiên cứu 1 (rừng trồng Bạch đàn). Nhìn chung hàm lượng đạm tổng số cũng có quy luật chung là giảm dần theo độ sâu và theo từng kiểu thảm thực vật. Hàm lượng đạm tổng số trong đất của các quần xã hầu như đều tập trung ở lớp đất mặt (0 - 10 cm). Ở điểm nghiên cứu 3 hàm lượng đạm là cao nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

0,159%, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 có hàm lượng đạm là 0,126%, điểm nghiên cứu 1 thấp nhất là 0,042%. Điều này nói lên rằng khi độ che phủ của thảm thực vật cao, sinh khối cả phần trên và phần dưới đất cao, chất hữu cơ chết hàng năm cung cấp cho đất lớn nên hàm lượng đạm tăng lên trong đất. Mặt khác, cây Keo thuộc bộ Đậu nên nó cũng có khả năng làm tăng lượng đạm trong đất nhờ khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần ở rễ cây. Trong công thức trồng thì tỷ lệ trồng các loại cây (Keo chiếm 70% ở điểm nghiên cứu 3; 67% ở điểm nghiên cứu 2), tuổi rừng ở mỗi điểm nghiên cứu khác nhau nên đất ở điểm nghiên cứu 3 (rừng trồng Keo + Bạch đàn) có hàm lượng đạm cao hơn so với 2 quần xã còn lại.

Như vậy, hàm lượng đạm (%) của đất xếp theo thứ tự tăng dần ở các quần xã nghiên cứu là: rừng trồng Bạch đàn < rừng trồng Keo + Thông < rừng trồng Keo + Bạch đàn.

Sự biến động hàm lượng đạm tổng số ở các điểm nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.3. 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 Đạm (%) 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm)

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.2.4. Hàm lượng lân tổng số (P2O5)

Trong tất cả các điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hàm lượng lân tổng số cũng thể hiện rõ quy luật chung là giảm dần theo độ sâu và theo từng kiểu thảm thực vật.

Kết quả phân tích đất ở bảng 4.8 cho thấy điểm nghiên cứu 3 (rừng trồng Keo + Bạch đàn) có hàm lượng lân cao nhất, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 (rừng trồng Keo + Thông), thấp nhất là điểm nghiên cứu 1 (rừng trồng Bạch đàn). Ở lớp đất mặt (0 - 10 cm) của điểm nghiên cứu 3 có hàm lượng lân cao nhất 0,09%, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 có hàm lượng lân là 0,05%, điểm nghiên cứu 1 thấp nhất là 0,04%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, hàm lượng lân (%) của đất xếp theo thứ tự tăng dần ở các quần xã nghiên cứu là: rừng trồng Bạch đàn < rừng trồng Keo + Thông < rừng trồng Keo + Bạch đàn.

Sự biến động của hàm lượng lân tổng số trong các tầng đất tại các điểm nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.4

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 Lân tổng số (%) 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm)

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.2.5. Hàm lượng Kali tổng số (K2O)

Kết quả phân tích đất ở bảng 4.8 cho thấy điểm nghiên cứu 3 (rừng trồng Keo + Bạch đàn) có hàm lượng kali cao nhất, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 (rừng trồng Keo + Thông), thấp nhất là điểm nghiên cứu 1 (rừng trồng Bạch đàn). Nhìn chung hàm lượng kali tổng số cũng có quy luật chung là giảm dần theo độ sâu và theo từng kiểu thảm thực vật. Ở lớp đất mặt (0 - 10 cm) của điểm nghiên cứu 3 có hàm lượng lali cao nhất 0,84%, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 có hàm lượng lân là 0,41%, điểm nghiên cứu 1 thấp nhất là 0,34%.

Như vậy, hàm lượng lân (%) của đất xếp theo thứ tự tăng dần ở các quần xã nghiên cứu là: rừng trồng Bạch đàn < rừng trồng Keo + Thông < rừng trồng Keo + Bạch.

Sự biến động hàm lượng kali tổng số ở các thảm thực vật tại các điểm nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.5.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 Kali tổng số (%) 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm)

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Hình 4.5: Hàm lượng kali tổng số ở các điểm nghiên cứu 4.3.2.6. Hàm lượng Ca++ và Mg++ trao đổi

Ca và Mg là hai nhân tố có tác dụng tốt nhất làm giảm độ chua của đất và ảnh hưởng đến nhiều tính chất hoá học khác của đất. Trong các điểm nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàm lượng Ca++

trao đổi luôn lớn hơn hàm lượng Mg++ trao đổi. Hàm lượng Ca++ và Mg++ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình rửa trôi của đất.

Hàm lượng Ca++

trao đổi của đất dưới các thảm thực vật nghiên cứu có xu hướng giảm theo chiều sâu của tầng đất và giảm khi độ che phủ của thảm thực vật giảm. Ở lớp đất mặt (0 - 10 cm) của điểm nghiên cứu 1 có hàm lượng Ca++

trao đổi cao nhất 1,91 mg/100g, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 là 1,42 mg/100g, điểm nghiên cứu 3 thấp nhất là 1,25 mg/100g. Tuy ở điểm nghiên cứu 1 (rừng trồng Bạch đàn) có độ che phủ thấp, tổ hợp thành phần loài thấp nhưng nó có độ dốc thấp hơn cả, hơn nữa trước khi tiếp tục trồng lại rừng gia đình ông có bón vôi để cải tạo đất nên hàm lượng Ca++

cao.

Hàm lượng Mg++ trao đổi ở các quần xã nghiên cứu cũng có quy

luật tương tự như đối với hàm lượng Ca++

trao đổi, Ở lớp đất mặt (0 - 10 cm) của điểm nghiên cứu 3 có hàm lượng Mg++

trao đổi cao nhất 1,71 mg/100g, tiếp theo là điểm nghiên cứu 2 là 0,71 mg/100g, điểm nghiên cứu 1 thấp nhất là 0,46 mg/100g.

Sự biến biến đổi hàm lượng Ca++

và Mg++ tại các điểm nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.6 và 4.7.

Ca++ (mg/100g) 0 0.5 1 1.5 2 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mg++ (mg/100g) 0 0.5 1 1.5 2 0 - 10 10 - 20. 20 - 30

Độ sâu phẫu diện (cm)

Điểm N/C1 Điểm N/C2 Điểm N/C3

Hình 4.7: Hàm lượng Mg++ ở các điểm nghiên cứu

Tóm lại: Qua việc phân tích một số chỉ tiêu hóa học của đất tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi tính chất hóa học của đất, làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất, từ đó làm tăng độ phì (tăng lượng mùn, đạm, lân, kali, Ca++

, Mg++ trao đổi).

Quy luật chung là thành phần loài cao và độ che phủ của thảm thực vật càng tăng thì hiệu quả cải tạo đất càng lớn vì lượng chất hữu cơ trả về cho đất tăng và độ che phủ tăng đã làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

Từ kết quả nghiên cứu đất dưới 3 quần xã rừng trồng: rừng trồng Bạch đàn, rừng trồng Keo + Thông và rừng trồng Keo + Bạch đàn, chúng tôi thấy rằng môi trường đất (tính chất hóa học) được cải thiệ rõ rệt theo hướng tích cực: tốt nhất là rừng trồng Keo + Bạch đàn, Tiếp theo là rừng trồng Keo + Thông, kém nhất là rừng trồng Bạch đàn. Vì vậy, khi trồng rừng cần xác định loại đất trước khi trồng, nếu đất cằn, ít dinh dưỡng nên trồng Keo thuần loài hoặc trồng hỗn giao Keo (70%) + Bạch đàn (30%) để cải tạo đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 65 - 73)