Những yếu tố hạn chế:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 43 - 90)

- Mặc dù diện tích trồng rừng sản xuất của huyện là khá lớn nhưng chủ yếu là trồng thuần loài sau 1 - 2 chu kỳ khai thác, đất trở lên thoái hoá không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản xuất được. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nhiều loài cây, nhiều mô hình trồng rừng mới đang trong quá trình thử nghiệm.

- Nhiều hộ gia đình được giao đất, giao rừng nhưng chưa có đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trong vùng, vì vậy để phát triển các mô hình trồng rừng cần phải chú ý các yếu tố này.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Việt Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc

4.1.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi núi trọc ở huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có 10 huyện, tổng diện đất tự nhiên là 382.738,5 ha, trong đó diện tích đất có rừng chiếm 158.959,9 ha, tương ứng với độ che phủ là 37,6%. Gồm 65.392,5 ha rừng tự nhiên, 93.567,5 ha rừng trồng. Đất đồi núi trọc là 18.340,1 ha (chiếm 4,8%) và đất khác là 205.426,2 ha.

Qua bảng 4.1 cho thấy huyện Sơn Động có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất (62,2%), sau đó đến huyện Lục Nam (46,9%), Lục Ngạn (41,9%)…thấp nhất là huyện Hiệp Hoà (0,5%). Tuy nhiên, diện tích đất trống ở 3 huyện cao nhất là Lục Ngạn (9.239,3ha), Sơn Động (6.822,7ha), Lục Nam (1.215,7ha. Cụ thể bảng 4.1.

Huyện Việt Yên có 19 xã, tổng diện đất tự nhiên là 17.156,60 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 838,33 ha, tương ứng với độ che phủ là 4,6%. Trong đó toàn bộ là rừng trồng 838,33 ha. Đất đồi núi trọc là 40,50 ha và đất khác là 16.277,77 ha.

Qua bảng 4.2 ta thấy, huyện có độ che phủ rừng thấp. Có 2 xã có độ che phủ trên 10%, đó là xã Vân Trung có diện tích tự nhiên là 966,16 ha, tương ứng với độ che phủ là 18,6% và xã Nghĩa Trung với diện tích là 1.470,53 ha, tương ứng với độ che phủ là 13,1%. Có 6 xã có độ che phủ dưới 10% là xã: Trung Sơn, diện tích tự nhiên là 1.231,06 ha, độ che phủ 8,5%; Xã Tiên Sơn diện tích tự nhiên là 1.394,77 ha độ che phủ là 7,4%; Xã Hoàng Mai diện tích tự nhiên 960,40 ha, độ che phủ là 2,31%; Xã Quảng Minh diện tích tự nhiên là 572,26 ha, độ che phủ là 1,9%; Xã Việt Tiến diện tích tự nhiên là 135,19 ha, độ che phủ là 1,0%. Còn lại là 11 xã không có rừng nên độ che phủ 0%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có 2 xã có tỷ lệ diện tích đất trống đồi núi trọc trên 1 ha: Vân Trung (1,47%), xã Trung Sơn (1,53%). Có 6 xã có tỉ lệ diện tích đất trống đồi trọc dưới 1% là: Xã Quảng Minh (0,437%), xã Minh Đức (0,268%), xã Tiên Sơn (0,172%), xã Hoàng Mai (0,83%), xã Nghĩa Trung (0,086%).

Trong các xã chúng tôi nghiên cứu có diện tích rừng lớn nhất huyện nhưng lại có tỷ lệ ĐTĐNT cao nhất. Cụ thể xã Vân Trung có diện tích tự nhiên là 966,16 ha, diện tích đất có rừng cao nhất 183,50 ha nhưng lại có diện tích đất trống cao nhất 14,20 ha (chiếm 1,47%), xã Minh Đức có diện tích đất tự nhiên là 2.015,89 ha, diện tích đất có rừng 171,60 ha nhưng lại có diện tích đất trống 5,40 ha (chiếm 0,268%), xã Nghĩa Trung có diện tích tự nhiên là 1.470,53 ha, diện tích đất có rừng 193,10 ha nhưng lại có diện tích đất 1 ha (chiếm 0,068%). ĐTĐNT tại xã Vân Trung chủ yếu là đất núi đá, đá chiếm tỷ lệ lớn, có độ dốc cao, thực vật chủ yếu là cỏ, có một số cây bụi như sim, mua. ĐTĐT ở xã Minh Đức chủ yếu là đất đồi pha nhiều cát, có mầu vàng nhạt, thực vật chủ yếu là cỏ, có một số ít cây bụi như mua, ké…ĐTĐT tại xã Nghĩa Trung chủ yếu là đất đá ong, rất cứng, có mầu đỏ, chỉ có một số loài cỏ, cây bụi sống được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Giang.

STT Tên huyện Diện tích tự nhiên Diện tích có rừng Chia ra Đất chƣa có rừng Đất khác Độ che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng cộng Mới trồng 1 Hiệp Hoà 20.112,0 111,5 111,5 12,3 20.000,5 0,5 2 Lạng Giang 24.615,8 3.867,9 45,1 3.822,8 168,3 5,0 20.742,9 15,0 3 Lục Nam 59.714,8 30.927,6 11.919,5 19.008,1 2.898,4 1.215,7 27.571,4 46,9 4 Lục Ngạn 101.372,0 45.850,0 12.611,2 33.238,8 3.390,5 923,3 46.282,6 41,9 5 Sơn Động 84.577,1 58.614,7 39.874,5 18.740,2 6.001,5 6.822,7 19.139,8 62,2 6 T.P Bắc Giang 3.209,1 97,6 97,6 3.111,5 3,0 7 Tân Yên 20.441,9 1.973,6 1,7 1.971,9 73,4 12,6 18.455,7 9,3 8 Việt Yên 17.156,6 824,9 824,9 55,2 40,5 16.279,0 4,5 9 Yên Dũng 21.397,9 2.393,6 2.393,6 77,1 46,8 18.957,5 10,8 10 Yên Thế 30.141,3 14.298,5 940,5 13.358,0 2.307,3 957,5 14.885,3 39,8 Toàn tỉnh 382.738,5 158.959,9 65.392,5 93.567,4 14.984,0 18.352,3 205.426,2 37,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2. Độ che phủ rừng và tỷ lệ đất trống đồi núi trọc ở huyện Việt Yên

STT Tên xã Diện tích tự nhiên (ha) Diện rừng (ha) Đất trống Độ che phủ (%) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) 1 Bích Sơn 670,85 2 Bích Động 546,98 3 Hoàng Mai 960,40 21,90 0,083 0,80 2,3 4 Hoàng Ninh 683,58 5 Hồng Thái 590,40 6 Minh Đức  2.015,89 171,60 0,268 5,40 8,5 7 Nghĩa Trung  1.470,53 193,10 0,068 1,00 13,1 8 Ninh Sơn 810,35 9 Quang Châu 906,61 10 Quảng Minh 572,26 17,40 0,437 2,50 1,9 11 TT Nếnh 572,18 12 Thượng Lan 988,56 13 Tiên Sơn 1.394,77 129,53 0,172 2,40 7,4 14 Trung Sơn 1.231,06 156,6 1,153 14,20 8,6 15 Tăng tiến 479,17 16 Tự Lạn 876,63 17 Việt Tiến 1.135,19 43,2 0,09 1,0 18 Vân Hà 285,32 19 Vân Trung  966,16 187,3 1,47 14,20 18,6 Toàn huyện 17.156,60 838,33 40,50 4,6

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Việt Yên 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.2. Hiện trạng, nguyên nhân và tiềm năng đất trống đồi trọc ở huyện Việt Yên

Để đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi núi trọc (ĐTĐT), chúng tôi sử dụng phương pháp phân loại ĐTĐT của Trần Đình Lý (2006) [16]. Tác giả đã căn cứ vào tình trạng đất và thảm thực vật để phân loại đất trống đồi trọc. Vì thảm thực vật là phản chiếu chính xác nhất những đặc trưng chủ yếu của vùng lập địa. Theo cách đánh giá này thì ở huyện Việt Yên gồm có các nhóm ĐTĐT như sau:

- Nhóm I: là những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn) rồi bỏ hoang hóa. Ở đây lớp đất mặt còn dầy trên 50 cm, độ mùn cao.

Thành phần thực vật thường gặp ở nhóm đất này như: Cỏ xước (Achiranthes aspera), Cỏ lào (chromolaena odorata), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Màng tang (Litsea cubeba), Muồng lùn (Cassia pumila), Cò kè (Grewia paniculata), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lau (Saccharum arundinaceum)….

Nhóm đất trống đồi trọc này còn chứa đựng tiềm năng lớn cho sự khôi phục rừng tự nhiên và trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả. Các loại cây tự nhiên mọc trên đó có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, bao gồm các loại cây ưa sáng, cây chịu bóng và ưa ẩm. Nhóm đất này ở huyện Việt Yên có diện tích 10,6 ha (bảng 4.3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm II: được hình thành do rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị bào mòn rửa trôi, thoái hóa mạnh. Trên loại đất này thường gặp các loài cây cây ưa sáng, chịu hạn, chịu nóng như: Cỏ xước (Archyranthes aspera), Găng (Canthium horridum), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Muồng lùn (Cassia pumila), Cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ (Digitaria longiflora), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Mua (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chít (Thysanolaena latifolia)...

Khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây thường chậm, bị ức chế nhiều. Tiềm năng cho phục hồi tự nhiên hay trồng công nghiệp, cây ăn quả thấp. Nếu để phát triển tự nhiên, không có sự tác động tích cực và hợp lý của con người thì khả năng phát triển đi lên và suy thoái của thảm thực vật là ngang bằng nhau. Muốn phủ xanh các vùng đất này có hiệu quả cần phải tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và cặn kẽ để tìm ra các giải pháp tác động thích hợp. Biện pháp có hiệu quả là trồng lại rừng. Nhóm đất này ở huyện Việt Yên có 29,9 ha.

- Nhóm III: loại đất này lớp đất mặt còn rất mỏng (thường <30cm). Thường gặp ở những núi đá bị tác động mạnh lặp đi lặp lại, hoặc ở những đồi đất có độ dốc cao nhưng càn đi quét lại nhiều lần làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, lớp đất mặt hầu như bị bào mòn hết.

Thực vật trên loại đất này rất nghèo nàn, chủ yếu là các loài cây chịu hạn, chịu nóng và ưa sáng. Các loại thường gặp là Dương xỉ quạt (Cheilanthus tenuifolia), Cỏ may (Chrysopogon aciculatum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Bồng bồng (Lygodium japonicum) và một số loài khác.

Khả năng phục hồi rừng và trồng các loại cây kinh tế trên các loại đất này vô cùng khó khăn do đất quá cằn cỗi, nguồn gieo giống ở vùng đất này cũng không còn. Do vậy biện pháp trước tiên là phải cải tạo đất bằng nhiều bước khác nhau. Trong giai đoạn đầu phải trồng lại bằng cây họ đậu như Keo để cải tạo đất sau đó mới trồng các loại cây kinh tế khác. Nhóm đất này ở huyện Việt Yên không có nhiều.

Như vậy ở Huyện Việt Yên có cả 3 nhóm ĐTĐT loại I, II, III, trong đó phần lớn nhóm ĐTĐT loại II. Các nhóm đất trống đồi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

củi và chặt đốt rừng tạo nên. Do đó ĐTĐT ở huyện vẫn còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể thực hiện nhiều biện pháp phủ xanh khác nhau như trồng rừng, trồng cây ăn quả...

4.2. Các mô hình trên địa bàn

4.2.1. Mô hình trồng rừng hỗn giao Keo lá tràm + Bạch đàn đỏ

Mô hình này có diện tích 3,7 ha của hộ gia đình ông Dương Thanh Trì ở xóm Bài Xanh, xã Vân Trung, huyện Việt Yên. Đây là mô hình được sự hỗ trợ của nhà nước (cây giống; 1 triệu đồng/ha công đào hố, phân bón, chăm sóc) theo dự án 327. Khi ông nhận đất, hiện trạng là thảm cỏ và cây bụi như Sim, Mua…Sau đó ông tiến hành đào hố với kích thước 30x30x30cm, bón lót bằng 0,1kg phân NPK. Mật độ trồng: hàng cách hàng 2,0m, cây cách cây 2,0m, tỉ lệ trồng 70% Keo lá tràm và 30% Bạch đàn đỏ. Công chăm sóc gồm làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm và chống xói mòn đất, phát dọn vệ sinh cỏ dại, cây bụi, dây leo để cho Keo và Bạch đàn phát triển, trồng bổ sung cây chết. Công bảo vệ là trông coi chống cháy và trâu bò phá hoại. Kết quả, sau 14 năm trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng sinh trưởng khá chậm. Cụ thể Keo có đường kính trung bình 15 – 20cm, Bạch đàn có đường kính trung bình 12 – 17cm. Cuối tháng 11/2011 gia đình ông đã bán trắng toàn bộ 3,7 ha rừng với giá 70 triệu đồng/ha cho chủ xưởng gỗ của xã. Với mức đầu tư 7,87 triệu đồng/ha, sau 14 năm tổng thu nhập đạt 71,5 triệu đồng/ha, tương ứng 5,1 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí lãi còn 63,63 triệu đồng/ha/14 năm, tương ứng hơn 4,545 triệu đồng/ha/năm. Vậy thu nhập ở mô hình này là thấp. Cụ thể bảng 4.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.3. Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi xuất trên 1 ha rừng trồng theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang.

Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng Giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 7,87 Năm 1 Đào hố Công 40 17 0,68 Trồng, vận chuyển Công 30 17 0,51

Chăm sóc, bảo vệ Công 40 17 0,68

Năm 2 - 14

Chăm sóc, bảo vệ Công 120 50 6

2. Thu nhập 71,5

Củi Ngày 100 2 0,2

Hỗ trợ 1,3

Bán trắng 70

Lãi 63,63

Ghi chú: - * Hỗ trợ tiền phân bón, công chăm sóc và bảo vệ 1 triệu đồng/ha - Nhà nước hỗ trợ giống cây lâm nghiệp

4.2.2. Mô hình trồng Keo tai tƣợng thuần loài

Mô hình trồng Keo tai tượng của gia đình ông Đặt tại xã Ngân Đài, Minh Đức (Việt Yên). Đây là mô hình trồng cây Keo tai tượng thuần loài có diện tích 3 ha được xây dựng tháng 03 năm 2002. Sau khi được bàn giao nhận đất ông đã tiến hành kiểm tra, so sánh đất với vùng xung quanh để chọn giống cây trồng phù hợp, cây trồng được chọn là Keo tai tượng, với mật độ 2000 cây/ha, hố trồng cây được đào với kích thước 30x30x30cm, biện pháp kĩ thuật chăm sóc chính là làm cỏ, vun gốc 1 năm 2 lần trong hai năm đầu, trồng dặm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉa cành giữ lại một thân sau năm đầu tiên, nhưng gia đình ông không có điều kiện bón phân cho cây. Với mức đầu tư 27,23 triệu đồng/ha, kết quả sau 8 năm thực hiện tổng thu nhập mô hình đạt 107,7 triệu đồng/ha/8 năm, tương ứng 13,5 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí lãi còn 80,47 triệu/ha/8 năm, trung bình đạt 10,9 triệu/ha/năm. Cụ thể bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi xuất trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tƣợng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Minh Đức, Việt Yên, Bắc Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Đơn vị

tính Số lƣợng Giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 27,23 Đào hố Công 25 30 0,75 Giống Cây 2200 0,4 0,88 Trồng, vận chuyển Công 20 30 0,6

Chăm sóc, bảo vệ Công 400 50 20

Khai thác, vận chuyển 5

2. Thu nhập 107,7

Củi (tỉa cành) Ngày 100 2 0,2

Gỗ (tỉa thưa, khai thác) Cây 1000 28 28

Gỗ m3 120 600 72

Củi m3 15 0,5 7,5

Lãi 80,47

Việc trồng rừng sản xuất thường chỉ tập trung vốn, công lao động vào 2 – 3 năm đầu, các năm tiếp theo các hộ gia đình mất ít thời gian và kinh phí chăm sóc, nên những năm về sau chủ hộ trồng rừng có thể làm những công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình. Như vậy mô hình trồng rừng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất này vừa sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, vừa tận dụng được nhân lực dư thừa hay nhàn rỗi tại địa phương, đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên cần lưu ý sau khi khai thác người dân thường xử lí thực bì bằng cách đốt cành lá để chuẩn bị cho chu kì trồng rừng tiếp theo, quá trình này diễn ra sau mỗi lần khai thác và nếu không có biện pháp bảo vệ thì hậu quả đất đai sẽ bị thoái hoá, rửa trôi dần.

4.2.3. Mô hình vƣờn rừng

Vườn rừng là nguồn cung cấp các nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương như: vật tư sửa chữa nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, làm cọc rào, củi đun hàng ngày, cây trồng cung cấp rau, củ, quả làm thực phẩm, một số gia đình trồng cây thuốc để chữa bệnh cho người và gia súc… Những sản phẩm thu được từ vườn rừng không lớn, nhưng nó lại rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày của người dân. Nếu cứ duy trì như vậy thì rõ ràng hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhưng nếu được đầu tư thích đáng thì lợi nhuận thu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 43 - 90)