Mô hình trồng rừng hỗn giao Keo lá tràm + Bạch đàn đỏ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 52 - 90)

Mô hình này có diện tích 3,7 ha của hộ gia đình ông Dương Thanh Trì ở xóm Bài Xanh, xã Vân Trung, huyện Việt Yên. Đây là mô hình được sự hỗ trợ của nhà nước (cây giống; 1 triệu đồng/ha công đào hố, phân bón, chăm sóc) theo dự án 327. Khi ông nhận đất, hiện trạng là thảm cỏ và cây bụi như Sim, Mua…Sau đó ông tiến hành đào hố với kích thước 30x30x30cm, bón lót bằng 0,1kg phân NPK. Mật độ trồng: hàng cách hàng 2,0m, cây cách cây 2,0m, tỉ lệ trồng 70% Keo lá tràm và 30% Bạch đàn đỏ. Công chăm sóc gồm làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm và chống xói mòn đất, phát dọn vệ sinh cỏ dại, cây bụi, dây leo để cho Keo và Bạch đàn phát triển, trồng bổ sung cây chết. Công bảo vệ là trông coi chống cháy và trâu bò phá hoại. Kết quả, sau 14 năm trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng sinh trưởng khá chậm. Cụ thể Keo có đường kính trung bình 15 – 20cm, Bạch đàn có đường kính trung bình 12 – 17cm. Cuối tháng 11/2011 gia đình ông đã bán trắng toàn bộ 3,7 ha rừng với giá 70 triệu đồng/ha cho chủ xưởng gỗ của xã. Với mức đầu tư 7,87 triệu đồng/ha, sau 14 năm tổng thu nhập đạt 71,5 triệu đồng/ha, tương ứng 5,1 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí lãi còn 63,63 triệu đồng/ha/14 năm, tương ứng hơn 4,545 triệu đồng/ha/năm. Vậy thu nhập ở mô hình này là thấp. Cụ thể bảng 4.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.3. Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi xuất trên 1 ha rừng trồng theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang.

Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng Giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 7,87 Năm 1 Đào hố Công 40 17 0,68 Trồng, vận chuyển Công 30 17 0,51

Chăm sóc, bảo vệ Công 40 17 0,68

Năm 2 - 14

Chăm sóc, bảo vệ Công 120 50 6

2. Thu nhập 71,5

Củi Ngày 100 2 0,2

Hỗ trợ 1,3

Bán trắng 70

Lãi 63,63

Ghi chú: - * Hỗ trợ tiền phân bón, công chăm sóc và bảo vệ 1 triệu đồng/ha - Nhà nước hỗ trợ giống cây lâm nghiệp

4.2.2. Mô hình trồng Keo tai tƣợng thuần loài

Mô hình trồng Keo tai tượng của gia đình ông Đặt tại xã Ngân Đài, Minh Đức (Việt Yên). Đây là mô hình trồng cây Keo tai tượng thuần loài có diện tích 3 ha được xây dựng tháng 03 năm 2002. Sau khi được bàn giao nhận đất ông đã tiến hành kiểm tra, so sánh đất với vùng xung quanh để chọn giống cây trồng phù hợp, cây trồng được chọn là Keo tai tượng, với mật độ 2000 cây/ha, hố trồng cây được đào với kích thước 30x30x30cm, biện pháp kĩ thuật chăm sóc chính là làm cỏ, vun gốc 1 năm 2 lần trong hai năm đầu, trồng dặm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉa cành giữ lại một thân sau năm đầu tiên, nhưng gia đình ông không có điều kiện bón phân cho cây. Với mức đầu tư 27,23 triệu đồng/ha, kết quả sau 8 năm thực hiện tổng thu nhập mô hình đạt 107,7 triệu đồng/ha/8 năm, tương ứng 13,5 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí lãi còn 80,47 triệu/ha/8 năm, trung bình đạt 10,9 triệu/ha/năm. Cụ thể bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi xuất trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tƣợng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Minh Đức, Việt Yên, Bắc Giang

Nội dung Đơn vị

tính Số lƣợng Giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 27,23 Đào hố Công 25 30 0,75 Giống Cây 2200 0,4 0,88 Trồng, vận chuyển Công 20 30 0,6

Chăm sóc, bảo vệ Công 400 50 20

Khai thác, vận chuyển 5

2. Thu nhập 107,7

Củi (tỉa cành) Ngày 100 2 0,2

Gỗ (tỉa thưa, khai thác) Cây 1000 28 28

Gỗ m3 120 600 72

Củi m3 15 0,5 7,5

Lãi 80,47

Việc trồng rừng sản xuất thường chỉ tập trung vốn, công lao động vào 2 – 3 năm đầu, các năm tiếp theo các hộ gia đình mất ít thời gian và kinh phí chăm sóc, nên những năm về sau chủ hộ trồng rừng có thể làm những công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình. Như vậy mô hình trồng rừng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất này vừa sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, vừa tận dụng được nhân lực dư thừa hay nhàn rỗi tại địa phương, đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên cần lưu ý sau khi khai thác người dân thường xử lí thực bì bằng cách đốt cành lá để chuẩn bị cho chu kì trồng rừng tiếp theo, quá trình này diễn ra sau mỗi lần khai thác và nếu không có biện pháp bảo vệ thì hậu quả đất đai sẽ bị thoái hoá, rửa trôi dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3. Mô hình vƣờn rừng

Vườn rừng là nguồn cung cấp các nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương như: vật tư sửa chữa nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, làm cọc rào, củi đun hàng ngày, cây trồng cung cấp rau, củ, quả làm thực phẩm, một số gia đình trồng cây thuốc để chữa bệnh cho người và gia súc… Những sản phẩm thu được từ vườn rừng không lớn, nhưng nó lại rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày của người dân. Nếu cứ duy trì như vậy thì rõ ràng hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhưng nếu được đầu tư thích đáng thì lợi nhuận thu được lại khá cao. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà còn có thể giúp người dân làm giàu.

Mô hình của gia đình ông Ngô Như Bách, xóm Ngân Sơn, xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là mô hình vườn rừng trên tổng diện tích đất 3,6 ha. Ông xây dựng mô hình từ năm 1997, đây là mô hình được sự hỗ trợ của nhà nước (cây giống; 1 triệu đồng/ha công đào hố, phân bón, chăm sóc) theo dự án 327.

Vườn: được bố trí ở chân đồi, có diện tích 0,6 ha. Cây ăn quả được trồng là Vải (200 cây). Hố trồng Vải được đào với kích thước 1mx1mx0,8m, bón lót 0,5kg phân NPK. Các biện pháp chăm sóc gồm làm cỏ, vun gốc, trồng bổ sung cây chết. Sau 4 năm, Vải cho thu hoạch trung bình mỗi cây thu được 7 - 10kg, những năm sau cho thu hoạch 40 - 45kg/cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Rừng: được bố trí ở đỉnh đồi và sườn đồi, có diện tích 3 ha, cây lâm nghiệp được trồng là Keo lá tràm và Thông. Hố trồng cây lâm nghiệp được đào với kích thước 30x30x30cm, bón lót bằng 0,1kg phân NPK. Chăm sóc sau khi trồng 2 - 3 năm, tùy loại cây mọc nhanh hay chậm. Các biện pháp chăm sóc gồm làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm và chống xói mòn đất, phát dọn vệ sinh cỏ dại, trồng bổ sung cây chết. Khi cây lớn hơn thì tỉa thưa để lại một thân. Cách đây 6 gia đình ông thu 4 triệu đồng từ cây Keo lai bị lẫn, còn hầu như Keo lá tràm do nhà nước đầu tư giống vẫn chưa cho khai thác, hầu như không có giá trị về gỗ và đang có xu hướng còi cọc dần (đường kính đạt 5 - 6cm, cao 5 - 7m) nguyên nhân chủ yếu do cây không phù hợp với điều kiện đất pha cát nóng, biện pháp kỹ thuật chăm sóc không tốt, hơn nữa Thông phát triển khá nhanh nên lấn át dần Keo.

Như vậy, qua 14 năm xây dựng và phát triển mô hình, gia đình đã thu về 570,1 triệu đồng/3,6ha/14 năm, tức 158,36 triệu đồng/ha/14 năm, tương ứng 11,31 triệu đồng/ha/năm (chủ yếu nguồn thu từ cây Vải), sau khi trừ chi phí tiền lãi còn 503,144 triệu đồng/3,6ha/14 năm, tức 139,76 triệu đồng/ha/14 năm, tương ứng 9,98 triệu đồng/ha/năm. Do chu kì trồng Thông là 45 – 50 năm mới cho thu hoạch, đặc biệt cây Keo lá tràm sinh trưởng không tốt. Do đó rừng của gia đình ông còn 3600 cây Keo lá tràm và 900 cây Thông chưa thu hoạch. Tổng tài sản còn lại chưa khai thác khoảng 60 triệu đồng. Đây là một mô hình cần rút kinh nghiệm. Trong quá trình sản xuất cần nắm bắt khoa học - kỹ thuật, khi xây dựng mô hình cần xác định trồng giống cây cho phù hợp để được thu hoạch đúng chu kì, mang lại hiệu quả kinh tế. Đây là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế của mô hình. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật như: trồng cây theo đúng mật độ, bón phân không thừa, không thiếu, tỉa cành để cây có ánh nắng, quản lý sâu bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... sẽ là điều kiện để cho mô hình đạt hiệu quả. Gia đình ông mong muốn Nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa về phát triển trồng rừng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo điều kiện cho nông dân vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế vườn rừng. Chi phí và thu nhập từ mô hình cụ thể ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 3,6 ha vƣờn rừng tại xã Minh Đức, Việt Yên, Bắc Giang.

Nội dung Đơn vị

tính Số lƣợng Giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 66,956 Năm 1 + Đào hố Công 100 17 1,7

+ Giống Vải Cây 200 12 2,4

+ Trồng, vận chuyển Công 50 17 0,85

+ Phân NPK Kg 0,6 1,7 0,986

+ Chăm sóc, bảo vệ Công 300 30 9

Năm 2 - 14

+ Phân NPK Kg 7000 2,7 18,9

+ Chăm sóc Công 252 60 15,12

Thu hoạch vải Ngày 150 120 18

Thu hoạch, vận chuyển gỗ 1

2. Thu nhập 570,1

Hỗ trợ *

3,3

+ Củi Ngày 340 2,4 0,8

+ Vải Kg 80.000 7 560

+ Keo lai Cây 80 50 3,5

Gỗ Cây 100 25 2,5

Lãi 503,144

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: - * Hỗ trợ tiền phân bón, công chăm sóc và bảo vệ 1triệu đồng/ha - Nhà nước hỗ trợ giống cây lâm nghiệp

4.2.4. Mô hình Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR)

Một trong những tiến bộ mới của nền sản xuất nông - lâm nghiệp hiện đại là việc chăn nuôi kết hợp và khép kín. Đây là một quy mô mang lại hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế cao, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và tận dụng các chất phế thải một cách triệt để nhất. Phương thức chăn nuôi kết hợp với nhau và khép kín gọi là VAC (vườn + ao + chuồng) hay VACR (vườn + ao + chuồng + rừng), với phương thức lấy ngắn nuôi dài và tận dụng các phế phẩm do quá trình chăn nuôi con này tạo ra để nuôi con khác giúp tăng thu nhập như: nuôi lợn, bò, gia cầm kết hợp với nuôi cá…Với hệ thống chăn nuôi kết hợp như vậy sẽ hỗ trợ lẫn nhau để sản xuất một cách hiệu quả hơn nhiều so với chăn nuôi và trồng trọt riêng lẻ. Điểm nổi bật của mô hình này là giúp cho người nông dân giảm được giá thành chi phí cho chăn nuôi và sản xuất tập trung cao do sử dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ, đồng thời tạo được mối quan hệ sinh thái có lợi cho mọi sinh vật và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Huyện Việt Yên chỉ có một số xã áp dụng được mô hình này. Qua điều tra chúng tôi thấy mô hình này cho thu nhập kinh tế khá cao. Mô hình VACR của gia đình ông Chu Bá Cảnh ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được xây dựng năm 2000, với tổng diện tích là 1,9 ha.

Vườn: có diện tích 0,5 ha, được bố trí ở dưới chân đồi. Cây ăn quả được trồng là Xoài (200 cây), hố trồng Xoài được đào với kích thước 80x80x80cm. Ngoài ra, 2 năm đầu gia đình còn trồng cây lấy củ là Sắn để phục vụ chăn nuôi.

Ao: có diện tích 0,4 ha thả cá.

Chuồng: nuôi bò, được xây dựng trong vườn.

Rừng: có diện tích 1 ha, cây lâm nghiệp được trồng là Bạch đàn đỏ thuần loài với mật độ 2.200 cây/ha. Hố được đào với kích thước 30x30x30cm, bón lót bằng phân chuồng, rác mục, NPK. Biện pháp chăm sóc rừng được tiến hành trong 3 năm đầu như: làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi đất, phát dọn vệ sinh cây dại, trồng bổ sung cây chết, tỉa thưa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài những sản phẩm tận thu từ việc xử lý đất để trồng cây, tỉa cành thì mỗi năm gia đình ông có thu nhập từ các sản phẩm vườn như Xoài, chăn nuôi như Bò, Cá. Qua 10 năm xây dựng và phát triển mô hình, gia đình đã thu về 1.012,4 triệu đồng/2,2ha/10 năm, tức 460,2 triệu đồng/ha/10 năm, tương ứng 46,02 triệu đồng/ha/năm (chủ yếu nguồn thu từ Bò, Cá, Xoài), sau khi trừ chi phí tiền lãi còn 640,25 triệu đồng/2,2ha/10 năm, tức hơn 291 triệu đồng/ha/10 năm, tương ứng 29,1 triệu đồng/ha/năm. Cụ thể mức đầu tư và thu nhập bảng 4,6.

Bảng 4.6: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 2,2 ha VACR tại xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang.

Nội dung Đơn vị

tính Số lƣợng Giá (1000đ)

Thành tiền (triệu đồng)

1. Chi phí 372,15

Đào hố, xây dựng Công 60 30 1,8

Giống Bạch đàn Cây 2.200 0,5 1,1 Xoài Cây 200 12 2,4 Bò Con 10 8000 80 Cá Tạ 20 5000 100 Trồng, vận chuyển Công 25 30 0,75 Phân bón NPK * Kg 2.860 3 8,58

Thức ăn (cho Bò, Cá)** Năm 10 6000 60

Chăm sóc Công 2000 50 100

Thu hoạch Cá 10

Thu hoạch, vận chuyển

Xoài Công 42 60 2,52 Thu hoạch rừng 5 2. Thu nhập 1.012,4 Sắn Kg 1200 2 2,4 Bò thịt Con 10 16.000 160 Cá Năm 10 30.000 300 Xoài Kg 21.350 20 427 Gỗ m3 138 700 97

Gỗ (tỉa thưa) Cây 1000 16 16

Củi m3 10 0,5 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ghi chú: - * NPK bón lót: cho Bạch đàn là 0,1kg/cây + 0,3kg/cây cho Vải, NPK bón cho Vải từ năm 2 là 1,4 kg/cây/năm, NPK bón Sắn 3 năm đầu trồng 20 kg/năm.

- **Thức ăn cho Bò 5 triệu đồng/con/năm, Cá 1 triệu đồng/năm

Ông cho biết kinh nghiệm thành công của mình là ngoài việc biết kết hợp chăn nuôi với các loại cây, con phù hợp, khi thực hiện mô hình không chạy theo phong trào, trước khi thực hiện mô hình phải nghiên cứu thật kỹ về kỹ thuật cũng như tìm đầu ra. Ngoài việc tham dự các lớp tập huấn KHKT do Nhà nước tổ chức ông còn tự tìm tòi học hỏi thêm các thông tin KHKT từ các kênh thông tin khác, cuối cùng là khi thực hiện mô hình phải là người chủ động, tức là chỉ sản xuất ra những cái gì thị trường cần chứ không sản xuất ra cái mình đang có. Trên chính diện tích đất rừng sau khi khai thác Bạch đàn ông lại tiếp tục trồng Keo tai tượng thuần loài. Đến nay rừng được 1 năm tuổi, cây sinh trưởng khá tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình 4.3.1.Hiệu quả kinh tế 4.3.1.Hiệu quả kinh tế

Các mô hình trên, mô hình VACR có mức thu nhập cao nhất 46,02 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí lãi còn 29,1 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng Keo tai tượng thuần loài do dân tự bỏ vốn cũng cho thu nhập cao 13,5 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí lãi còn 10,9 triệu đồng/ha/năm Mô hình vườn rừng đạt 11,33 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi còn 10 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng rừng Keo lá tràm + Bạch đàn do nhà nước đầu tư có mức thu nhập thấp nhất 5,1 triệu/ha/năm, trừ chi phí lãi còn hơn 4,5 triệu đồng/ha/năm. Kết quả tóm tắt trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các mô hình phủ xanh ĐTĐT

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tên mô hình Mức thu nhập

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang (Trang 52 - 90)