- Nghiên cứu hiện trạng ĐTĐT ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh ĐTĐT ở KVNC
- Hiệu quả cải thiện môi trường đất của một số mô hình phủ xanh ĐTĐT ở KVNC
- Điều tra và đề xuất một số mô hình phủ xanh ĐTĐT ở KVNC - Xây dựng quy trình phủ xanh ĐTĐT ở KVNC
- Điều tra thành phần thực vật của một số mô hình tại KVNC
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã nghiên cứu thành phần thực vật, tiến hành lấy mẫu đất tại 3 địa điểm nghiên cứu:
- Rừng trồng Bạch đàn. Đây chính là diện tích trồng rừng của mô hình VACR tại xã Nghĩa Trung (Điểm nghiên cứu 1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Rừng trồng Keo + Thông. Đây chính là diện tích trồng rừng của mô hình VR tại xã Minh Đức (Điểm nghiên cứu 2).
- Rừng trồng Keo + Bạch đàn tại xã Vân Trung (Điểm nghiên cứu 3). Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Trong quá trình nghiên cứu để thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [20] và Hoàng Chung (2008) [7].
2.4.1.1. Điều tra theo tuyến
- Căn cứ vào diện tích, địa hình các khu vực nghiên cứu, chúng tôi lập các tuyến điều tra (TĐT). Tuyến đi được xác định theo hai hướng song song và vuông góc với đường đồng mức. Độ rộng quan sát và ghi chép của tuyến là 4m về 2 phía, cắt ngang qua các điểm nghiên cứu. Cự ly giữa 2 tuyến từ 50 - 100m tuỳ theo địa hình cho phép. Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu (mẫu thực vật, mẫu đất) theo tuyến đó. Mẫu thực vật lấy được dùng để xác định thành phần loài, dạng sống, ngoài phần trên mặt đất ở một số loài còn lấy cả phần dưới mặt đất. Số lượng TĐT tại các địa điểm nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Bố trí tuyến điều tra tại các địa điểm nghiên cứu Địa điêm nghiên cứu Số tuyến điều tra
Điểm nghiên cứu 1 3
Điểm nghiên cứu 2 3
Điểm nghiên cứu 3 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn
- Trong các điểm nghiên cứu chúng tôi lập các ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích OTC là 100m2 (10m x 10m) cho tất cả các mô hình nghiên cứu.
Trong OTC chúng tôi tiến hành lập các ô dạng bản (ODB) với kích thước 4m2
(2mx 2m) được bố trí ở các góc OTC, trên đường chéo OTC, tổng diện tích ODB phải đạt ít nhất bằng 1/3 diện tích OTC.
- Trong mỗi ô tiêu chuẩn và ô dạng bản chúng tôi xác định tên loài, kiểu dạng sống và tiến hành thu mẫu vật nếu chưa xác định được tên loài.
- Do các mô hình có kích thước khác nhau, độ tuổi khác nhau, địa hình cũng khác nhau nên chúng tôi bố trí các OTC khác nhau ở từng địa điểm.
Bảng 2.2 Bố trí ô tiêu chuẩn điều tra tại địa điểm nghiên cứu Địa điêm nghiên cứu Số ô tiêu chuẩn điều tra
Điểm nghiên cứu 1 12
Điểm nghiên cứu 2 17
Điểm nghiên cứu 3 25
Tổng 54
2.4.2. Phƣơng pháp phân tích mẫu
2.4.2.1 Đối với mẫu thực vật
- Xác định tên khoa học của các loài thực vật:
Chúng tôi sử dụng các khoá phân loại hiện hành của các tác giả như: Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [11], Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] và theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ NN&PTNN(2000) [6].
- Về dạng sống:
Chúng tôi tiến hành phân chia dạng sống của các loài thực vật theo cách phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934) với 5 dạng sống cơ bản:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ph: Cây chồi trên mặt đất Ch: Cây chồi sát mặt đất He: Cây chồi nửa ẩn Cr: Chồi ẩn
Th: Cây một năm (hàng năm)
2.4.2.2. Phương pháp phân tích đất
- Ở mỗi điểm nghiên cứu, chúng tôi đều tiến hành lấy mẫu đất ở 3 vị trí địa hình (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi) theo 3 lớp có độ sâu khác nhau:
Mẫu 1: từ 0-10 cm Mẫu 2: từ 10-20 cm Mẫu 3: từ 20-30 cm
Sau đó trộn đều các mẫu ở cùng độ sâu và phân tích các chỉ tiêu theo các phương pháp sau:
- Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Walkey – Black. - Xác định đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl.
- Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5%) theo phương pháp Larensenpher.
- Xác định K2O (mg/100g đất) bằng phương pháp quang kế ngọn lửa Payve.
- Xác định pH (H2O) bằng phương pháp so màu
Quá trình phân tích đất được thực hiện tại Phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản & vật tư nông nghiệp - Viện khoa học sự sống – ĐHTN.
2.4.3. Phƣơng pháp phân loại đất trống đồi trọc
- Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân loại đất trống đồi trọc của Trần Đình Lý (2006) [15]. Tác giả đã căn cứ vào tình trạng đất và thảm thực vật để phân loại đất trống đồi trọc. Đất trống đồi trọc được chia làm 3 nhóm chủ yếu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2 - 3 vụ (đôi khi hơn) rồi bỏ hóa.
- Nhóm II: Là các loại đất trống đồi trọc được hình thành do rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần
nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị xói mòn rửa trôi thoái hóa mạnh.
- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội đồng, các loại núi trọc trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chưa hoàn chỉnh.
2.4.4 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
Chúng tôi đã đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc: mô hình trồng rừng sản xuất, mô hình vườn rừng bằng phương pháp sử dụng các phần mềm tính toán trên máy tính với các chỉ tiêu và phương pháp tính toán sau:
- Năng suất kinh tế của loại cây trồng, vật nuôi trong mô hình. - Tổng thu nhập của mô hình.
- Hao phí vật tư (đầu tư) của mô hình.
- Thu nhập của mô hình = tổng thu nhập – hao phí vật chất.
- Lãi thuần của mô hình = tổng thu nhập – (hao phí vật chất + hao phí lao động).
2.4.5. Phƣơng pháp kế thừa số liệu kết hợp với khảo sát tổng thể hiện trƣờng
- Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu, điều tra các điều kiện tự nhiên- xã hội và tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang.
- Điều tra từ các cơ quan chức năng tại huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm, các ban quản lí dự án lâm nghiệp…
- Điều tra trong nhân dân, phỏng vấn các hộ gia đình xung quanh khu vực nghiên cứu và các hộ gia đình trực tiếp được giao nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ –XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu là huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Sau đây là những đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.
3.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang có diện tích 382.785ha, nằm cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100km về phía Tây.
Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km, có tổng diện tích là 17.144,10ha. Việt Yên có 19 đơn vị hành chính ,bao gồm 2 thị trấn và 17 xã. Khu vực nghiên cứu của đề tài thuộc các xã: Minh Đức, Nghĩa Trung, Vân Trung, Tiên Sơn.
So với huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12 km..
Phía Bắc giáp huyện Tân Yên và thành phố Bắc Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.
Phía Đông giáp huyện Yên Dũng.
Phía Tây giáp huyện Tân Yên và thành phố Bắc Giang.
Huyện Việt Yên có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ tới các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt, Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2. Địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng núi gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế (vùng trọng điểm phát triển lâm nghiệp của tỉnh) và các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang.
Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, có đồi núi và đồng bằng xen kẽ: Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6-120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ (161m) tại xã Minh Đức. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc là 150
(chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 150
).
Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, gồm các xã: Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh …và một số xã vùng giữa huyện ven đường quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 2,5 - 5m.
Địa hình thấp ở một số xã phía Bắc của huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15 - 25m so với mực nước biển.
Độ nghiêng của địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây Bắc sang hướng Đông Nam.
Với địa hình như trên, huyện có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và nhiều loại thuỷ sản khác. Tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gây khó khăn cho việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng.
3.1.3. Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hoà nhiệt độ trung bình 22 – 230C, độ ẩm dao động lớn từ 73 – 87%.
Lượng mưa hàng năm 1500- 1700mm. Độ ẩm không khí trung bình 82%. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500- 1.700 giờ, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nông nghiệp.
Chế độ gió: gió Đông Nam về mùa hè và gió Đông Bắc thường kèm theo mùa rét và sương muối vào mùa đông.
Huyện Việt Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ bình quân các năm từ 23-240C. Các năm ít có sự thay đổi lớn về nhiệt độ.
Lượng mưa bình quân toàn huyện vào khoảng 1.400 - 1.500 mm nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa trong thời gian này thường chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Những trận mưa to có thể gây úng lụt một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hửơng không nhỏ tới sản xuất và chất lượng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân 22 mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Với đặc điểm như trên, thời tiết huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên, tưới tiêu chủ động cho nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề cần được quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt trong năm 2010 tại huyện Việt Yên
Đơn vị tính: độ C
Chỉ tiêu Trung bình cả năm Mùa nóng Mùa lạnh
Nhiệt độ bình quân 23,4 24,5 - 27,3 15,9 - 23,6
Trung bình tối cao 26,9 28,7 - 31,1 19,5 - 26,6
Trung bình tối thấp 20,5 21,0 - 24,3 13,1 - 21,2
Biên độ nhiệt ngày đêm 6,4 6,8 - 7,3 5,0 - 7,8
(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020)
Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012 mm/năm. Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 11, 12, 1, 2, 3), lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân.
Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9 m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7 m/s).
Nhìn chung, khí hậu của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương. Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào tới sản xuất của người nông dân. Vì vây, công tác thủy lợi cần được quan tâm thường xuyên.
3.1.4. Đất đai
Bắc Giang, đất được chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm đất Feralit điển hình trên núi thấp và đồi: do hình thành ở đai cao từ 50 – 700m, trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm nên quá trình hình thành chủ đạo là quá trình Feralit (Quá trình tích luỹ Fe3+
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
B) đã tạo cho đất có màu sắc rực rỡ. Quá trình phân giải chất hữu cơ để tổng hợp mùn mạnh hơn quá trình tích luỹ chất hữu cơ nên đất không có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất mỏng. Quá trình rửa trôi diễn ra rất mãnh liệt. Tuy nhiên do hình thành trên nền vật chất tạo đất khác nhau nên mỗi loại đất có những đặc trưng hình thái và tính chất vật lí, hoá học khác nhau.
Nhóm dạng đất đồng bằng: đất được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ảm có gió mùa đông lạnh, do kiểu địa hình thấp, trũng độ dốc thoải, trên kiểu nền vật chất là các sản phẩm phù sa cũ, mới, các sản phẩm lũ tích, dốc tụ. Đất thường có mầu nâu, nâu xám, tầng đất dầy, tơi xốp, có sự phân lớp khá rõ ràng. Lập địa đồng bằng, bồn địa và thung lũng có độ phì khá cao, độ dốc thoải, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc đi lại nên đã được khai thác và sử dụng triệt để trong sản xuất nông nghiệp và là nơi tập trung dân cư.
Huyện Việt Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 17.144,70 ha với 9 loại đất chính (theo phân hạng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp).
Trong các loại đất, nhóm đất phù sa chiếm khoảng 32,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đặc tính đất giàu chất dinh dưỡng, chất đạm phù hợp với cây lúa và với các loại cây hoa màu.
Nhóm đất bạc màu là loại đất có diện tích lớn nhất, khoảng 7.637 ha