Ảnh hưởng của thời vụ và giống ñến thời gian sinh trưởng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa vụ xuân trên đất Gia Lâm, Hà Nội (Trang 40 - 42)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ và giống ñến thời gian sinh trưởng.

Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống nhưng cũng bị biến ñộng theo mùa vụ và các yếu tố kỹ thuật. Trong đời sống của mình cây lúa trải qua 2 thời kỳ sinh trưởng chính là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng bắt ñầu từ khi cấy lúa nảy mầm cho ñến khi bắt đầu phân hóa địng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực tính từ khi cây lúa phân hóa địng đến khi lúa chín hồn tồn. Thời gian từ trỗ đến chín của các giống thường tương ñương nhaụ Các yếu tố kỹ thuật tác ñộng cũng dễ làm thay ñổi thời gian của các giai ñoạn sinh trưởng của lúạ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ kiến thiết cơ bản, tạo tiền ñề cho năng suất lúa về saụ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ quyết ñịnh trực tiếp năng suất cá thể và năng suất thực thu vì nó quyết định đến số hạt chắc trên bơng, khối lượng nghìn hạt.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và giống ñến thời gian sinh trưởng của cây lúa ñược thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của thời vụ và giống ñến thời gian sinh trưởng

ðơn vị: ngày

Công Thức Thời gian sinh trưởng TV Giống Ngày gieo Gieo - cấy Cấy - BððN Bð ðN – KTðN KTðN - Trỗ Trỗ - Chín HT Tổng TGST V1 15/1 30 19 29 30 28 136 V2 25/1 27 20 27 30 29 133 V3 G1 04/2 25 21 26 30 29 131 V1 15/1 30 18 28 29 28 133 V2 25/1 27 20 27 28 29 131 V3 G2 04/2 25 21 27 28 28 129 V1 15/1 30 19 29 29 28 135 V2 25/1 27 21 28 29 29 134 V3 G3 04/2 25 22 27 29 30 132

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kỹ thuật………………..

……………………… 31

Qua bảng 4.1 ta thấy:

Thời gian sinh trưởng của các giống có xu hướng giảm dần khi gieo cấy muộn, ngắn nhất là thời vụ 3, dài nhất là thời vụ 1. Giống BQ10 có thời gian sinh trưởng dao ñộng từ 131 ngày ( thời vụ 3) ñến 136 ngày ( thời vụ 1); giống KD18 dao ñộng từ 129 ngày ( thời vụ 3) ñến 133 ngày ( thời vụ 1); giống Q5 dao ñộng từ 132 ngày ( thời vụ 3) ñến 135 ngày ( thời vụ 1). Nhưng do cả 3 thời vụ ñều nằm trong khung của lúa xuân chính vụ nên thời gian sinh trưởng của các thời vụ khác nhau không nhiềụ

Trong cùng một thời vụ gieo cấy thì các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau khơng đáng kể từ 1 – 3 ngàỵ Thời vụ gieo cấy khác nhau thời gian sinh trưởng là khác nhau và ñược thể hiện ở các thời kỳ theo dõị Cụ thể, thời gian từ gieo ñến cấy ở thời vụ 1 là ( 30 ngày) dài hơn thời vụ 2 là 3 ngày và dài hơn vụ 3 là 3- 5 ngàỵ Sự chênh lệch là do cả 3 thời vụ đều gặp khí hậu lạnh, đặc biệt là thời vụ 1 và 2 nên thời gian ở ruộng mạ của 2 thời vụ này khá lâu mất ñến 27 – 30 ngàỵ Thời vụ 3 gieo mạ ngày 4/2 nên gặp ñiều kiện thuận lợi hơn nên mạ rút ngắn được thời gian sinh trưởng chỉ cịn 25 ngày ñã ñạt 4 – 5 lá. Vụ xuân năm 2012 khí hậu lạnh kéo dài trong nhiều ñợt nên ảnh hưởng ñến lịch gieo cấy của cả vụ và kéo dài thời kỳ ñẻ nhánh do đẻ nhánh chậm và khơng tập trung. Thời gian từ bắt ñầu ñẻ nhánh ñến kết thúc ñẻ nhánh của thời vụ 3 nhanh hơn thời vụ 1 và thời vụ 2 khoảng 1 - 3 ngàỵ ðiều này ñược lý giải do trong vụ xuân, ñiều kiện khí hậu về sau càng thuận lợi, nhiệt độ ấm dần lên thuận lợi cho lúa sinh trưởng phát triển. Giai ñoạn cuối nhiệt ñộ cao và cường ñộ ánh sáng mạnh thúc đẩy lúa trỗ và chín nhanh.

Từ những phân tích trên cho thấy, thời vụ gieo cấy và giống có ảnh hưởng ñến thời gian sinh trưởng của các giống lúạ Thời vụ 3 gieo cấy muộn so với thời vụ 1 và thời vụ 2 nên thời gian sinh trưởng của giống ngắn hơn 3 –

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kỹ thuật………………..

……………………… 32

5 ngàỵ Cả 3 giống ñều rút ngắn thời gian sinh trưởng ở vụ 3. Thời gian sinh trưởng của các giống khác nhau không nhiềụ Công thức V1G1 có thời gian sinh trưởng dài nhất 136 ngày, cơng thức V3G2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 129 ngàỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa vụ xuân trên đất Gia Lâm, Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)