Thực hành: Giữa dân số, sản lượng lương thực và LTBQ đầu người có

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 cả năm đầy đủ (Trang 52 - 54)

III/ Đặc điểm dân cư xã hội:

3/ Thực hành: Giữa dân số, sản lượng lương thực và LTBQ đầu người có

mối quan hệ với nhau. Để thấy được mối quan hệ này và đồng thời rèn luyện kĩ năng vẽ biều đồ chúng ta cùng thực hiện bài thực hành.

* Bài tập 1: ( 17 phút )

Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và BQLT theo đầu người ở ĐBSH.

- G/V gọi 1 H/S khá lên bảng hướng dẫn, đồng thời cả lớp vẽ biểu đồ 3 đường ( gốc toạ độ 100%, 1ô vở = 4% ở trục tung, 2 ô bằng 1 năm ở trục hoành)

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số,SLLT, BQLT theo đầu người ở ĐBSH. Sau khi H/S vẽ xong cho H/S nhận xét sự gia tăng dân số và SXLT ở ĐBSH + Tăng dân số bình quân qua các năm1,2%, SLLT 4,4%, LTBQ 3%

⇒Tổng sản lượng và bình quân lương thực đầu người phát triển nhanh hơn sự gia tăng dân số.

Bài tập 2: ( 20 phút )

- G/V cho H/S thảo luận nhóm (5 phút ) + Nhóm1, 2 câu a

+ Nhóm 3,4 câu b + Nhóm 5,6 câu c

- Cho H/S báo cáo, các nhóm khác bổ sung, G/V chuẩn xác kiến thức.

Câu a: Những thuận lợi, khó khăn trong SXLT ở ĐBSH:

* Thuận lợi:

- Đất phù sa có diện tích lớn chỉ sau ĐBSCL⇒Cây lương thực phát triển.

- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.

- Số dân đông, nguồn lao động dồi dào, giỏi thâm canh trong nông nghiệp ( Đầu tư vào khâu thuỷ lợi, cơ khí hoá khâu làm đất, lai tạo giống cây trồng thích hợp có hiệu quả kinh tế cao; Áp dụng các loại phân bón kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu bệnh có hiệu quả; Đẩy mạnh CN chế biến.)

* Khó khăn:

- Diện tích đất canh tác thu hẹp do mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng.

- Thời tiết thất thường, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp.

Câu b: Vai trò của vụ đông trong sản xuất LT, TP ở ĐBSH:

- Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích gieo trồng mở rộng là nguồn lương thực, thức ăn cho gia súc.

- Xuất khẩu rau quả ôn đới đem lại lợi ích kinh tế cao.

Câu c: Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tới đảm bảo lương thực của

vùng:

- Tỉ lệ tăng dân số giảm cùng với sự phát triển nông nghiệp → SLLT tăng

⇒LTBQ đầu người tăng ( đạt 400 kg/ người). ĐBSH bắt đầu xuất khẩu 1 phần

lương thực.

4/ Tổng kết: G/V đánh giá tiết thực hành. 5/ Dặn dò: ( 2phút )

-Sưu tầm 1 số tranh ảnh về vùng BTB, bài viết tóm tắt về vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, TP Huế ( thiên nhiên,con người, HĐKT, văn hoá của các di sản này)

Ngày soạn: 10/11/2013 Tuân 13- Tiết 25

Ngày giảng: 18/11/13 VÙNG BẮC TRUNG BỘ. I/ Mục tiêu bài học:

* Kiến thức:

- Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.

* Kỹ năng:

- Thu thập, xử lí thông tin từ biểu đồ, lược đồ , bảng số liệu và bài viết để hiểu được đặc điểm vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư- xã hội của vùng

- Phân tích, đánh giá ý nghĩa của vị trí, những thuân lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế- xã hội

- Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ di sản văn hóa thế giới, ứng phó với thiên tai.

*Kỹ năng sống: Tư duy , giao tiếp , tự nhận thức ,làm chủ bản thân II/ Phương tiện dạy học:

1/ Ổn định : ( 1phút ) 2/ Kiểm tra 15 phút

3/ Bài mới: BTB có tài nguyên phong phú nhưng cũng rất nhiều thiên tai gây không ít khó khăn trong SX và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1: Cá nhân ( 7 phút ) - G/V treo bản đồ TNVN.

? Xác định giới hạn của vùng? Nhận xét hình dáng, đọc tên các tỉnh trong vùng? ? Nêu diện tích của vùng? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với toàn quốc?

Xác định vị trí tiếp giáp? Ý nghĩa vị trí tiếp giáp?

⇒BTB giống ngã tư đường: Vị trí càng

thuận lợi, cơ hội phát triển càng lớn. Hoạt động 2: Nhóm/ cặp ( 12 phút ) ? Dựa vào bản đồ mô tả địa hình của miền?

? Quan sát H23.1 và kiến thức đã học hãy cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu BTB?

? Dựa vào H23 .1, H23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên ( đất, rừng, KS, tài nguyên du lịch) ở phía Bắc và phía Nam

I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã. Gồm 6 tỉnh.

- Diện tích: 51.513 km2( 15,6% diện tích toàn quốc)

- BTB là cầu nối giữa BB và các vùng phía Nam, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và ngược lại.

II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên:

- Địa hình: Từ Tây sang Đông các tỉnh đều

có miền núi, gò đồi đồng bằng, biển và hải đảo.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 cả năm đầy đủ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w