Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

 Cơ cấu lại nợ:

NHNo nơi cho vay quyết định việc cơ cấu lại thời hạn nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay:

 Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và NHNo nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì NHNo nơi cho vay xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay.

 Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và NHNo nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì NHNo nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Thủ tục cơ cấu lại nợ :

• Khách hàng lập giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, nợ lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi (theo mẫu) gửi ngân hàng nơi cho vay trước ngày đến hạn trả nợ. • Cán bộ tín dụng thẩm định trình Trưởng phòng tín dụng/ Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh và Giám đốc.

• Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định cho gia hạn nợ gốc, nợ lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi.

• Các trường hợp cho gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, ngân hàng phải cùng với khách hàng điều chỉnh lại lãi suất cho vay, mức phí cơ cấu lại nợ theo hướng dẫn của NHNo Việt Nam và ký phụ lục hợp đồng bổ sung hoặc điều chỉnh điều khoản của hợp đồng tín dụng.

Về nguyên tắc một khoản vay chỉ được gia hạn một lần và nếu khoản vay không được đồng ý gia hạn thì phần mềm IPCAS sẽ tự động chuyển sang nợ quá hạn.

Khi nhận được thông báo gia hạn nợ hoặc giấy đề nghị gia hạn nợ đã được Giám đốc phê duyệt, bộ phận kế toán xử lý như sau :

 Điều chỉnh thời hạn nợ, số tiền được gia hạn, thời hạn được gia hạn vào các sổ sách chứng từ liên quan như sổ vay vốn, phụ lục hợp đồng tín dụng, dữ liệu lưu trữ trên máy theo đúng sự phê duyệt của Giám đốc.

 Tách riêng, hoặc đánh dấu hồ sơ đã được gia hạn để theo dõi, quản lý chặt chẽ hơn.

Việc gia hạn nợ, phải được thông báo đến cán bộ kế toán tối thiểu 1 ngày trước ngày trả nợ cuối cùng ghi trên hợp đồng tín dụng (hay ngày trả nợ gốc phân kỳ với trường hợp vay trung – dài hạn phân kỳ)

 Chuyển nợ quá hạn:

Đến kỳ hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được đúng hạn số nợ gốc và/ hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được ngân hàng chấp thuận điều chỉnh số nợ gốc và/ hoặc lãi chưa trả được sang kỳ hạn tiếp theo, thì ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc và/ hoặc lãi đúng hạn và

không được ngân hàng chấp thuận gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi, ngân hàng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay, thì ngân hàng phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.

Bộ phận kế toán phải có trách nhiệm thông báo cho cán bộ nợ quá hạn của khách hàng trước khoảng 10 ngày đến hạn để cán bộ tín dụng đôn đốc nhắc nhở khách hàng để có kế hoạch trả nợ đúng hạn.

Với những khoản nợ chuyển quá hạn, kế toán hạch toán: Nợ TK Nợ quá hạn của khách hàng

Có TK Nợ của khách hàng.

Xem xét chất lượng tín dụng phải xem xét trên nhiều mặt, một mặt quan trọng để đánh giá dư nợ có lành mạnh không đó là chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhìn chung năm 2011, công tác tín dụng qua nhiều năm đổi mới hoạt động từ công tác chỉ đạo điều hành của cấp trên, NHNo Quảng Xương đã rút được nhiều kinh nghiệm, bước đầu chất lượng tín dụng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu giữa các ngành, thành phần kinh tế sát với định hướng phát triển kinh tế, cơ cấu giữa các ngành, thành phần kinh tế sát với định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của huyện. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng giữa các khu vực dân cư không đồng đều, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đặc điểm về địa lý, dân trí, những nơi có điều kiện chuyển dịch mạnh thì doanh số cho vay lớn và ngược lại. Mặt khác biên chế cán

bộ tín dụng còn ít lại đi học nâng cao nghiệp vụ hàng năm nhiều nên không tránh khỏi những rủi ro tín dụng.

Các trường hợp có nợ quá hạn khó đòi, kéo dài, NHNo Quảng Xương đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của địa phương để thu nợ như phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…

Tuy nhiên, trong những năm qua NHNo Quảng Xương đã có rất nhiều biện pháp tích cực giúp các hộ có điều kiện để phục hồi lại sản xuất, thu hồi được vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)