Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh huyện Quảng Xương

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 88)

Quảng Xương.

NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31, QĐ - NHNN của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Với gần 20 năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, thử thách nhưng luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương cụ thể trong từng thời kỳ để có giải pháp đầu tư đúng hướng, tập trung mạnh vào các chương trình kinh tế trọng điểm. Từ những điều kiện đó NHNo&PTNT huyện Quảng Xương có những bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, coi người nông dân là bạn đồng hành cùng tồn tại và phát triển.

Quá trình hoạt động của ngân hàng trong hơn 20 năm qua là quá trình kiên trì đi theo định hướng phát triển của NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá, theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Thị trường hoạt động được xác định chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn, từng bước mở rộng kinh doanh đa năng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng thông qua các biện pháp đổi mới toàn diện về nghiệp vụ, đổi mới công tác điều hành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, đơn vị đã quán triệt sâu sắc quan điểm “đi vay để cho vay” phục vụ cho nền kinh tế thị trường năng động, nhạy bén với quan hệ cung - cầu, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu kinh doanh.

Mạng lưới hoạt động của đơn vị bao gồm: Hội sở và 4 chi nhánh NHNo&PTNT cấp 3 phục vụ cả 4 vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn huyện Quảng Xương. Tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị có 49 nam 17, nữ 32, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 60 %, trình độ trung cấp chiếm 40 % biên chế. Là đơn vị NHNo&PTNT cơ sở duy nhất trong toàn chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá có Đảng Bộ cơ sở gồm 43 Đảng Viên ,chiếm 58 % tổng số cán bộ công nhân viên,với 6 chi bộ trực thuộc.

Qua 21 năm đổi mới (1990-2011) hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, toàn diện, nhiều năm qua đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt tháng 2/2005 được Nhà Nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cho chi nhánh .Vinh dự vô cùng lớn lao song trách nhiệm hết sức nặng nề.Với truyền thống của đơn vị, NHNo&PTNT ra sức phấn đấu, gìn giữ và phát huy danh hiệu cao quý được nhà nước phong tặng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao xứng đáng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, góp

phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu kinh tế mạnh mẽ để tạo tiền đề cho nền kinh tế Quảng Xương vững bước thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.

Ngoài trụ sở chính đặt tại thị trấn huyện Quảng Xương thì Agribank Quảng Xương còn có 3 phòng giao dịch trực thuộc, bao gồm:

- Phòng giao dịch Ghép

- Phòng giao dịch Quảng Lưu - Phòng giao dịch Quảng Ngọc 2.1.2. Mô hình tổ chức. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NGÂN HÀNG CẤP 3 PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.

Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không chỉ nhìn trên kết quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu mà còn phải xem xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị trường, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính dùng nguồn vốn huy động được để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận hay nói cách khác công tác huy động vốn và công tác sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề đó là kinh doanh tiền tệ. Chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, nguồn vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu tín dụng có như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự mới hiệu quả.

Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, NHNO&PTNT Quảng Xương rất quan tâm đến nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn. Ngân hàng thực hiện các quy chế dự trữ bắt buộc, quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM đồng thời thường xuyên xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành vốn kinh doanh của mình. Uy tín của NHNo Quảng Xương ngày càng tăng, chi nhánh Quảng Xương trên đà đổi mới và phát triển cùng quá trình đổi mới của đất nước.

Với nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua NHNo&PTNT Quảng Xương đã thu được những thành quả đáng kích lệ. Để thấy rõ được tình hình huy động vốn của NHNo Quảng Xương ta nghiên cứu bảng 1

Bảng 1 : Tình hình huy động vốn : ( ĐVT : tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % I. Tổng NVHĐ 4334 100 5673 100 1340 31 6068 100 395 7 1.Nguồn nội tệ 3768 87 5098 90 1330 35,2 5459 90 361 7,1 2.Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi 566 13 575 10 9 1,6 609 10 34 6

II. Cơ cấu nguồn vốn

1.Nguồn vốn dân cư 3780 87 4583 81 803 21,2 5203 86 621 13,5 2.Nguồn tiền gửi các

TCKTXH

553 13 1090 19 537 97,1 865 14 -225 -20,6 ( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa )

 Đánh giá chung tình hình huy động vốn năm 2009

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 4334 tỷ, tăng 722 tỷ so với đầu năm; tốc độ tăng 20%: đạt 97 % kế hoạch trung ương giao.

Nếu so với kế hoạch trung ương giao đầu năm (4350 tỷ ) không tính đến 100 tỷ giao bổ sung cuối năm thì tổng nguồn vốn đạt được 99,6 %.

- Nguồn vốn dân cư 3780 tỷ, tăng 775 tỷ, tốc độ tăng 25,8 % . Tỷ trọng nguồn vốn dân cư chiếm 87%

- Nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội 553 tỷ giảm 30 tỷ so với đầu năm.

Chỉ tiêu nguồn vốn tuy không đạt kế hoạch nhưng đã đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và đặc biệt là duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định ngay từ những ngày đầu năm. Đồng thời đã hoàn trả một số khoản tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế xã hội có lãi suất cao.

Tiếp tục nâng cao tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn : nguồn vốn dân cư tăng trưởng mạnh, tỷ trọng tăng từ 83 % (2008) lên 87 %. Trong năm nguồn vốn dân cư của chi nhánh tăng 775 tỷ ( chiếm 57 % tổng mức tăng toàn tỉnh ).

 Tình hình huy động vốn năm 2010

Năm 2010 nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, tăng 31% so với năm 2009

Nguồn vốn dân cư tăng trưởng cao và đều đặn, vững chắc ngay từ trongnhững tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 81 % so với tổng nguồn. Đây là một kết quả quan trọng tạo nên tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn.

Cơ cấu nguồn vốn trong năm 2010 cũng thay đổi rất lớn, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn giảm mạnh, từ 58,5 % năm 2009 xuống chỉ còn 22 % cuối năm 2010. Cơ cấu này làm tính ổn định của nguồn vốn, tuy nhiên trong bối cảnh năm 2010 lãi suất liên tục biến động thì cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn sẽ hạn chế bớt rủi ro lãi suất.

Bên cạnh nguồn vốn dân cư, năm 2010 chi nhánh đã tích cực khai thác nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế xã hội duy trì số dư bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong năm gần 500 tỷ với mức lãi từ 3 – 3,6 %/ năm, tạo điều kiện giảm thấp lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Tình hình huy động vốn năm 2011

Nguồn vốn huy động tuy số dư cuối năm đạt mức tăng trưởng thấp, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn kho bạc và BHXH giảm rất lớn so với cuối năm 2010 ( giảm 362 tỷ ) nhưng xét về hiệu quả thì năm 2011 là năm công tác huy động vốn đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước, cụ thể :

- Năm 2011 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng rất mạnh ngay từ những tháng đầu năm, chỉ có tháng 10 và 11 bị giảm do ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế. Bình quân 9 tháng đầu năm mỗi tháng nguồn vốn dân cư tăng trưởng gần 100 tỷ, cả năm tăng được 621 tỷ, tốc độ tăng 13,5%.

- Nguồn huy động của các tổ chức kinh tế ( trừ KBNN và BHXH ) cũng tăng trưởng khá cao ( tăng 141, tốc độ tăng 24%)

Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tích cực : tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn bình quân tăng từ 13,1 % ( 2010) lên 14%. Tỷ trọng nguồn vốn từ 12 tháng trở lên giảm từ 37% xuống còn 17% . Việc giảm tỷ trọng nguồn dài hạn là phù hợp với tình hình lãi suất liên tục biến động, giảm thiểu rủi ro lãi suất cho năm tiếp theo.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.

NHNo&PTNT Quảng Xương thực hiện phương châm “ đi vay để cho vay” với mục đích đưa đồng vốn đến khách hàng để họ phát triển sản xuất kinh doanh ổn định đời sống góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong mấy năm qua giữ một vai trò quan trọng

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ tín dụng chiếm 91% tổng thu nhập của ngân hàng.

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn.

` ( ĐVT : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2009/2008 2010 2010/2009 2011 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 5748 100 804 16,3 6501 100 753 13 7432 100 931 14,3 -Dư nợ nội tệ 5666 98,6 770 15,3 6312 97,1 646 11,4 7209 97 897 14,2 -Dư nợ ngoại tệ 82 1,4 34 71 189 2,9 107 130 223 3 34 18 +Dư nợ NH 3370 58,6 362 12 3868 59,5 498 15 4481 60,3 613 15,8 +Dư nợ TDH 2378 41,4 442 22,8 2633 40,5 255 10,7 2951 39,7 318 12,1 Dư nợ xấu 47 0,8 -25 -1 70 1,08 23 48,9 104 1,41 34 48,6

( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa)  Năm 2009:

Dư nợ tăng trưởng đạt mục tiêu kế hoạch được giao. Tuy những tháng cuối năm có khó khăn do không còn chỉ tiêu dư nợ để cho vay, song đã có sự điều hành linh hoạt nên vẫn đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, không xảy ra tình trạng ách tắc. Tổng dư nợ năm đạt 5748 tỷ tăng 804 tỷ tốc độ tăng 16,3 % đạt 100% kế hoạch. Trong đó

- Dư nợ nội tệ đạt 5666 tỷ, tăng 700 tỷ, tốc độ tăng 15,3 % chiếm 98,6 % tổng dư nợ.

- Dư nợ ngoại tệ đạt 82 tỷ, tăng 34 tỷ tốc độ tăng 71 % ,chiếm 1,4 % tổng dư nợ.

- Dư nợ ngắn hạn : 3370 tỷ, tăng 362 tỷ tốc độ tăng 12 %, chiếm tỷ trọng 68,6% tổng dư nợ.

- Dư nợ trung, dài hạn : 2378 tỷ, tăng 442 tỷ, tốc độ tăng 22,8%, chiếm 41,4% tổng dư nợ.

Ngoài ra, ngân hàng đã xử lý tích cực các khoản nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cuối năm chỉ có 0,8%.

Hoạt động dịch vụ được mở rộng hơn, nhất là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao ( 52,5%)

Về thị phần hoạt động: Mặc dù năm 2009 phải chia sẻ thị trường do có thêm một số ngân hàng cổ phần mới đi vào hoạt động, song thị phần nguồn vốn của NHNo vẫn tương đối ổn định, mức độ suy giảm thấp hơn so với các NHTM quốc doanh khác, đặc biệt là nguồn dân cư.

Thị phần nguồn vốn dân cư của NHNo chiếm 57,1% giảm 0,1% so với cuối năm 2008.

Riêng thị phần dư nợ của Nhno giảm mạnh do thời điểm cuối năm không còn chỉ tiêu để cho vay. Đến cuối năm thị phần chiếm 48,3% giảm 5,8%.

 Năm 2010

Tổng dư nợ : 6501 tỷ, tăng 753 tỷ, tốc độ tăng 13%. Trong đó:

- Dư nợ nội tệ : 6312 tỷ, chiếm 97,1% tổng dư nợ, tăng 646 tỷ, tốc độ tăng 11,4%.

- Dư nợ ngoại tệ : 189 tỷ, chiếm 2,9% tổng dư nợ, tăng 107 tỷ, tốc độ tăng 130%.

- Dư nợ ngắn hạn : 3868 tỷ, chiếm 59,5% tổng dư nợ, tăng 498 tỷ, tốc độ tăng 15%.

- Dư nợ trung dài hạn : 2633 tỷ, chiếm 40,5% tổng dư nợ, tăng 255 tỷ, tốc độ tăng 10,7%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 việc tăng trưởng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian 6 tháng đầu năm không có nguồn vốn để cho vay, đến 6 tháng cuối năm có đủ nguồn vốn để cho vay thì nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng lại giảm thấp do tác đọng của lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa và lãi suất ngân hàng tăng cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với nhiều giải pháp tích cực phù hợp với tình hình thực tế, NHNo Quảng Xương vẫn tăng trưởng được dư nợ cả nội tệ và ngoại tệ theo chỉ tiêu kế hoạch trung ương giao; đến cuối năm đã trình tổng giám đốc bổ sung thêm 2 tỷ kế hoạch dư nợ nội tệ và 6 triệu USD, chi nhánh đã thực hiện đạt kế hoạch.

So sánh với các năm trước, mức tăng trưởng dư nợ 753 tỷ ( tốc độ tăng 13%) không phải là cao, song trong bối cảnh của năm 2010 thì mức tăng trưởng như vậy cũng là một thành công trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ đã có sự điều chỉnh theo sự biến động của cơ cấu nguồn vốn: tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn nội tệ đã giảm từ 41,4% (2009) xuống còn 40,5%

Ngoài ra đã tăng trưởng mạnh được dư nợ cho vay ngoại tệ nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ngoại tệ huy động ở địa phương. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ năm 2010 được nâng lên 2,9% ( tăng 130% so với năm 2009)

Chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp.

Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro được quan tâm đúng mức, kết quả thu hồi nợ đạt doanh số khá lớn, có bước xử lý tích cực đối với các khoản nợ tồn đọng lớn.

Doanh thu dịch vụ đạt 32,4 tỷ tăng 94% so với năm 2009. Một số loại dịch vụ đạt kết quả khá cao như: dịch vụ kiều hối đạt doanh số 31 triệu USD, tăng 23% so với năm 2009, doanh thu dịch vụ 2,1 tỷ.

Dịch vụ mua bán ngoại tệ đạt doanh số 54 triệu USD, tăng 33%; thu dịch vụ 11,5 tỷ. Hoạt động dịch vụ có bước phát triển tích cực, doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao

 Năm 2011

Tổng dư nợ : 7432 tỷ, tăng 395 tỷ, tốc độ tăng 14,3%. Trong đó:

- Dư nợ nội tệ : 7209 tỷ, chiếm 97% tổng dư nợ, tăng 897 tỷ, tốc độ tăng 14,2%.

- Dư nợ ngoại tệ : 223 tỷ, chiếm 3% tổng dư nợ, tăng 34 tỷ, tốc độ tăng 18%.

- Dư nợ ngắn hạn : 4481 tỷ, chiếm 60,3% tổng dư nợ, tăng 613 tỷ, tốc độ tăng 15,8%.

- Dư nợ trung, dài hạn : 2951 tỷ, chiếm 39,7% tổng dư nợ, tăng 318 tỷ, tốc độ tăng 12,1%.

- Dư nợ xấu : 104 tỷ, chiếm 1,41% tổng dư nợ, tăng 34 tỷ, tốc độ tăng 48,6%.

Mặc dù năm 2011, nguồn vốn cho vay hết sức khó khăn, phải chấp hành cân đối dư nợ theo tín độ tăng trưởng nguồn, song do làm tốt công tác huy động vốn ngay từ đầu năm và tranh thủ được nguồn vốn từ trung ương nên đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao nhất từ trước đến nay ( năm 2011 tăng 931

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 88)