Kế toán giai đoạn thu nợ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 63)

Song song với công tác giải ngân là công tác thu nợ, kế toán cho vay căn cứ vào kỳ hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng thông báo cho bộ phận tín dụng chuyên quản đôn đốc thu nợ ( giấy báo nợ đến hạn ).

Khi lập giấy báo nợ đến hạn phải được lập và thông báo, gửi đến khách hàng trước kỳ hạn tối thiểu 10 ngày ( Kỳ hạn trả nợ là ngày trả nợ cuối cùng ghi trên hợp đồng tín dụng)

Khi thu nợ gốc, kế toán sẽ hạch toán như sau : Nợ TK tiền mặt, tiền gửi thanh toán…

Có TK cho vay thích hợp

Việc thu nợ phải được hạch toán đầy đủ trên các chứng từ, sổ sách có liên quan ( sổ ghi nợ của khách hàng, thẻ lưu của ngân hàng, phiếu thu…). Thu đúng nhận đủ, và phải có chữ ký hợp lý giữa hai bên.

Mục tiêu của tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải thu được cả gốc và lãi. Do công tác thẩm định làm khá tốt nên các khoản vay hầu hết được trả đúng thời hạn, các cán bộ tín dụng đã bám sát địa bàn của mình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đủ mục đích, có hiệu quả làm tiền đề thuận lợi cho công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh.

Để thực hiện tốt công tác thu nợ, NHNo Quảng Xương đã phối hợp với các cấp ủy chính quyền các xã trên địa bàn, tổ chức vận động tuyên truyền cho người vay nắm được tính chất của tín dụng là hoàn trả. Đối với các trường hợp chây lỳ, không chịu trả nợ thì ngân hàng phối hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý những món nợ đã đến hạn và quá hạn. Đối với các trường hợp bất khả

kháng, ngân hàng làm rõ nguyên nhân để khoanh nợ và có phương pháp xử lý, đồng thời xem xét người vay bị rủi ro mà có phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì ngân hàng tiếp tục cho vay để người vay có vốn sản xuất và sẽ có thu nhập để trả nợ ngân hàng.

 Tình hình dư nợ:

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng giúp ngân hàng tồn tại trong hoạt động kinh doanh tín dụng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vì thế bằng mọi phương pháp ngân hàng sẽ làm tăng mức dư nợ của mình.

Một trong những đặc điểm cơ bản của hình thức kinh tế hộ gia đình là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, vốn tự có ít do đó để mở rộng sản xuất kinh doanh, hầu hết các hộ kể cả có thu nhập ở mức khá đều có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nhận thức được thực trạng trên, NHNo Quảng Xương đã có nhiều biện pháp khuyến khích các hộ sản xuất vay vốn ngân hàng như thủ tục đơn giản, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ lãi suất…Với phương châm coi trọng cho vay hộ sản xuất trong thời gian qua, NHNo Quảng Xương đã tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. NHNo Quảng Xương luôn chú trọng đến việc tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Bên cạnh đó nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, giảm chi phí hoạt động và tăng khả năng thu hồi nợ. Ngân hàng đã cải tiến phương thức cho vay theo hướng tăng dần dư nợ, cho vay hộ sản xuất theo phương thức trực tiếp, gián tiếp thông qua tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội.

Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, dư nợ năm 2009 chiếm 87,7%, năm 2010 chiếm 85,2%, năm 2011 chiếm 81,2% trên tổng dư nợ.

( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa )

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 63)