Thử nghiệm tác dụng hạ lipid máu của bột sấy phun đài hoa Bụp giấm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hạ cholesterol và bảo vệ gan của bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm (Hibiscus sabdarifa L, Malvaceae) (Trang 52 - 58)

trên mô hình uống cholesterol

Bảng 3.7. Kết quả định lƣợng cholesterol toàn phần, triglycerid máu, HDL-C và LDL-C của chuột thử nghiệm (mmol/l)

Lô chuột Cholesterol TP Triglycerid HDL-C LDL-C

Chứng 2,21 ± 0,43 1,82 ± 0,66 1,35 ± 0,27 0,16 ± 0,02 Nƣớc cất + Cholesterol (25mg) 2,93**± 0,31 1,31 ± 0,19 1,47 ± 0,29 0,32***± 0,04 Atorvastatin (10mg) +Cholesterol (25mg) 2,64 ± 0,50 1,43 ± 0,71 1,58 ± 0,54 0,27* ± 0,10 BSP1 (0,45g) +Cholesterol (25mg) 2,40## ± 0,33 2,04 ± 0,22 1,50 ± 0,27 0,22*##± 0,07 BSP2 (0,9g) +Cholesterol (25mg) 2,63 ± 0,46 1,86 ± 0,56 1,43 ± 0,28 0,23**## ± 0,04

* : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05) ** : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01) *** : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,001)

## : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm uống cholesterol (p < 0,01)

Nhận xét kết quả

Nhóm gây tăng lipid máu bằng cholesterol có giá trị cholesterol toàn phần và LDL- C tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Nhƣ vậy, 6 tuần uống cholesterol 25 mg/kg đã ảnh hƣởng lên quá trình chuyển hóa lipid, gây tăng lipid máu ở chuột thử nghiệm.

Ở nhóm điều trị bằng atorvastatin, tuy giá trị cholesterol toàn phần đã giảm và giá trị LDL-C cũng giảm nhƣng vẫn cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

45

< 0,05). Nhƣ vậy, cần đánh giá lại liều atorvastin đã sử dụng và tiến hành khảo sát thêm liều atorvastatin đối với những nghiên cứu kế tiếp.

Ở 2 nhóm thử sử dụng BSP điều trị dự phòng, nhóm thử 1 uống BSP liều 1/20 LDmax = 0,45 g/kg và nhóm thử 2 uống BSP liều 1/10 LDmax = 0,9 g/kg. Giá trị cholesterol toàn phần của cả 2 nhóm đều giảm tới gần giá trị bình thƣờng, trong đó nhóm 1 giảm thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm uống cholesterol (p < 0,01). Giá trị LDL-C của cả 2 nhóm uống BSP đều giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm uống cholesterol (p < 0,01). Tuy nhiên, nhóm uống BSP liều 1/20 LDmax = 0,45 g/kg vẫn còn cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và nhóm uống BSP liều 1/10 LDmax = 0,9 g/kg cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Việc giảm các giá trị cholesterol ở 2 nhóm thử với mức độ khác nhau chứng tỏ BSP đã có tác dụng điều trị đối với chuột thử nghiệm gây tăng lipid máu bằng cholesterol đƣờng uống. Tuy nhiên, tác dụng này còn phụ thuộc vào liều sử dụng.

Bàn luận

Với mục tiêu chính của đề tài là đánh giá tác dụng hạ lipid máu của bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm, chúng tôi đã tiến hành gây tăng lipid máu cho chuột thử nghiệm bằng 2 mô hình: Mô hình gây tăng lipid cấp tính bằng cách tiêm phúc mô tyloxapol (triton WR-1339) 400 mg/kg và mô hình gây tăng lipid mãn tính bằng cách dùng cholesterol đƣờng uống 25 mg/kg trong 6 tuần liên tiếp, tham khảo theo các mô hình của những nghiên cứu trƣớc. Kết quả cho thấy:

Trên mô hình gây tăng lipid máu bằng tyloxapol, liều 0,45 g/kg đã làm giảm đồng thời các giá trị cholesterol toàn phần (7%), triglycerid (32%) và LDL-C (63%). Trong khi đó, liều 0,9 g/kg chỉ làm giảm giá trị triglycerid ở chuột thử nghiệm (78%), không thể hiện tác dụng trên 2 thông số cholesterol toàn phần và triglycerid.

Trên mô hình gây tăng lipid máu bằng cholesterol đƣờng uống, liều 0,45 g/kg đã làm giảm đồng thời 2 giá trị là cholesterol toàn phần (22%) và LDL-C (45%), ảnh hƣởng trên giá trị LDL-C tƣơng đƣơng với thuốc đối chứng atorvastatin đã sử dụng. Liều 0,9 g/kg đã làm giảm cholesterol 11% và LDL-C (39%), tuy nhiên vẫn còn cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

46

So sánh với các nghiên cứu trƣớc, đài hoa Bụp giấm chiết bởi các dung môi khác nhau (nƣớc, dung môi không phân cực, ethanol 50%, ethanol 80%,…) đều cho tác dụng hạ lipid máu với những mức độ khác nhau và phụ thuộc vào liều, ở liều 400 mg/kg có tác dụng cao hơn liều 200 mg/kg.[28], [34]

3.4. Tác dụng bảo vệ gan của bột sấy phun đài hoa Bụp giấm

Bảng 3.8. Kết quả định lƣợng AST, ALT, MDA, GSH của chuột thử nghiệm Lô chuột

AST (U/L) ALT (U/L)

MDA (nM/g protein) GSH (nM/g protein) Nƣớc cất 101,8 ± 21,77 50,0 ± 11,46 103,82 ± 18,25 11091,91 ± 1710 Gây độc 191,4 ± 44,60*** 88,6 ± 19,55*** 157,88 ± 43,30* 11887,89 ± 1598 Silymarin 50 mg/kg 144,6 ± 40,65*# 73,1 ± 17,26** 89,32 ± 16,40## 10960,73 ± 2168 BSP1 0,45g/kg 139,8 ± 27,57**## 66,8 ± 15,46*# 110,90 ± 18,74## 9200,36 ± 623 BSP2 0,9g/kg 166,4 ± 33,46*** 82,1 ± 20,98** 117,14 ± 40,96 10118,66 ± 2643

* : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05) ** : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01) *** : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,001) # : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm gây độc (p < 0,05) ## : Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm gây độc (p < 0,01)

47

Bảng 3.9. Kết quả vi phẫu gan của các nhóm thử nghiệm (mức độ tăng của các nhóm so với nhóm chứng uống nƣớc cất)

Tế bào gan thoái hóa mỡ

TB gan hoại tử Xâm nhập TB viêm đơn nhân Xâm nhập TB viêm đa nhân Viêm khoảng cửa Tăng sinh tái tạo TB gan Độc

Tăng 2% loại không bào nhỏ rải rác trong tiểu thùy, 2% loại không bào lớn trong tiểu thùy và quanh TMTT tiểu thùy

+ 0 + + 0

Sily marin

Tăng 0,4 % loại không bào nhỏ rải rác trong tiểu thùy

0 0 0 0 0

BG1

Tăng 1,5 % loại không bào nhỏ rải rác trong tiểu thùy

0 0 0 0 0

BG2

Tăng 5 % loại không bào nhỏ rải rác trong tiểu thùy

+ 0 + 0 0

Kết quả được đọc bởi Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Chợ Rẫy TP.Hồ Chí Minh

Nhận xét kết quả:

Ở lô gây độc bằng ethanol, các chỉ số AST, ALT tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), MDA tăng (p < 0,05) so với nhóm chứng, đồng thời kết quả sinh thiết gan cho thấy có sự tổn thƣơng gan, hoại tử ở mức độ nhẹ và có biểu hiện của phản ứng viêm trong tế bào. Giá trị GSH không có sự khác biệt giữa các nhóm thử nghiệm. Nhóm uống silymarin có giá trị AST giảm (p < 0,05), ALT, MDA giảm (p < 0,01) và mức độ viêm tại tế bào gan cũng giảm so với nhóm gây độc. Nhóm uống BSP với liều 0,45 g/kg có giá trị AST giảm (p < 0,01), ALT giảm (p < 0,05) và MDA giảm (p < 0,01) so với nhóm gây độc. Nhóm uống BSP liều 0,9 g/kg có biểu hiện giảm AST, ALT và MDA so với nhóm gây độc nhƣng chƣa đạt ý nghĩa thống kê. Sinh thiết gan cho thấy mức độ giảm tổn thƣơng gan ở nhóm uống BSP 0,45 g/kg.

48

Bàn luận

Với mục tiêu chính của đề tài là đánh giá tác dụng bảo vệ gan của bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm, chúng tôi đã tiến hành gây độc cấp tính cho chuột thử nghiệm bằng mô hình uống ethanol 40%, 5 g x 3 lần cách nhau 12 giờ, tham khảo theo các mô hình của những nghiên cứu trƣớc. Kết quả cho thấy:

Mô hình đã gây tăng men gan AST, ALT và chỉ số MDA ở chuột thử nghiệm có ý nghĩa thống kê p < 0,001 với chỉ số AST và ALT, p < 0,05 với chỉ số MDA.. Ngoài ra, kết quả nhuộm vi phẫu gan cũng cho thấy sự tổn thƣơng gan cấp tính ở chuột thử nghiệm lô gây độc khi có dấu hiệu tế bào gan hoại tử mức độ nhẹ, có sự xâm nhập tế bào viêm đa nhân và viêm khoảng cửa. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành định lƣợng nồng độ Glutathion trong mô gan của các chuột thử nghiệm, tuy nhiên, chỉ số này không có sự khác biệt giữa các nhóm.

Nhƣ vậy, mô hình đã gây tổn thƣơng gan cấp tính và làm tăng các chỉ số AST, ALT, MDA cũng nhƣ gây hoại tử gan nhẹ trên chuột gây độc. So sánh với các nghiên cứu trƣớc cho thấy, cùng với liều gây độc 5 g/kg ethanol 40% x 3 lần, cách nhau 12 giờ và lấy mẫu xét nghiệm 4 giờ sau liều gây độc cuối cùng đã gây tổn thƣơng tế bào gan, tăng các chỉ số nhƣ AST, ALT, GSH,…[39,57]

, tuy nhiên, mức độ tăng của các chỉ số AST, ALT, GSH ở nghiên cứu của các tác giả trƣớc cao hơn so với nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành. Kết quả này có thề do sự khác biệt về giống chuột, khi các nghiên cứu trƣớc đã sử dụng chuột chủng C57BL hoặc chuột đồng hợp tử metallothionein –KD với độ nhạy cao và dễ bị tổn thƣơng do tác động của các yếu tố gây độc. Với chủng chuột albino swiss, trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện trƣớc đây với mô hình ethanol cấp tính (Nguyễn Ngọc Khôi và cộng sự năm 2010) cũng cho thấy sự tăng men gan với mức độ tƣơng đƣơng nghiên cứu này. Bên cạnh đó, Glutathion là một yếu tố nằm trong hệ enzyme có chức năng giải độc, khi có sự tổn thƣơng gan cấp tính, sẽ có sự huy động ồ ạt lƣợng enzyme này để thực hiện chức năng giải độc nên có thể trong giai đoạn đầu của tổn thƣơng cấp tính, nồng độ GSH vẫn ở mức cho phép (có thể tăng nhẹ). Kết quả này cho thấy mô hình gây độc tiến hành trong thử nghiệm là ổn định và đã gây tổn thƣơng gan cấp tính.

49

Thuốc đối chiếu sử dụng trong thử nghiệm là silymarin, đây là một hợp chất đƣợc sử dụng phổ biến làm nhóm chứng dƣơng trong các mô hình gây tổn thƣơng gan cấp và mãn tính, liều thƣờng sử dụng từ 25 mg đến 200 mg đối với chuột nhắt, tùy chủng loại và thời gian sử dụng. Trong thí nghiệm này, chuột thử nghiệm đƣợc cho uống silymarin 50 mg/kg liên tục trong 2 tuần trƣớc khi gây độc bằng ethanol. Kết quả cho thấy, silymarin làm giảm AST (p < 0,05), ALT (p < 0,01), MDA (p < 0,01) và mức độ viêm tại tế bào gan cũng giảm so với nhóm gây độc. Nhƣ vậy với liều và thời gian dùng silymarin trong nghiên cứu này đã làm giảm tổn thƣơng gan ở chuột thử nghiệm.

Về thuốc thử nghiệm là bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm, kết quả cho thấy, ở liều 0,45 g/kg BSP sử dụng trong 2 tuần đã làm giảm AST (p < 0,01), ALT (p < 0,05) và MDA (p < 0,01), đồng thời làm giảm mức độ viêm của tế bào gan. Nhƣ vậy BSP liều 0,45 g/kg đã thể hiện tác dụng bảo vệ gan. Ở liều 0,9 g/kg BSP sử dụng trong 2 tuần làm giảm giá trị AST, ALT, MDA thấp hơn lô gây độc, tuy nhiên, giá trị chƣa đạt ý nghĩa thống kê. Nhƣ vậy, bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm đã thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên chuột nhắt trắng gây tổn thƣơng tế bào gan cấp tính bằng ethanol. Tác dụng này phụ thuộc vào liều sử dụng, liều 0,45 g/kg cho thấy tác dụng mạnh hơn liều 0,9 g/kg và tƣơng đƣơng với tác dụng của silymarin liều 50 mg/kg.

Những nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện trên những giống chuột khác nhau đã cho thấy tác dụng bảo vệ gan của đài hoa Bụp giấm trên mô hình gây độc gan bằng acetaminophen, bằng CCl4 qua việc đánh giá các chỉ tiêu AST, ALT, MDA, GSH, sinh thiết gan,... Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu đƣợc công bố về tác dụng của Bụp giấm trên mô hình gây độc cấp tính bằng ethanol.

50

Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hạ cholesterol và bảo vệ gan của bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm (Hibiscus sabdarifa L, Malvaceae) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)