- Giảm khôi lượng của chúng trong cân bằng vật chất chung Giảm chất độc trong khí thải tiêu hủy rác.
5.2. LựA CHỌN LOÀI TRÙN TRONG NGHIÊN cứu 1 Cơ sở lựa chọn lựa giông trùn
5.2.1. Cơ sở lựa chọn lựa giông trùn
Theo Bouch, 1977, Phân loại trùn đất dựa theo các yếu tô" sinh thái, được chia làm 3 nhóm:
• Nhóm Epigeic : Nhóm này sông ở tầng bề mặt hữu cơ, nơi có nhiều chất thải hữu cơ ẩm ướt, và ăn vào bụng một lượng lớn rác bã phân hủy, điển hình như loài Trùn đỏ (Eisenia foetida), Trùn quế (Excavatus Perionyx)
• Nhóm Endogeic : Nhóm này sông ở dưới lớp đất mặt và ăn vào bụng một lượng lớn đất, thường thì chúng thích các loại đất giàu chất hữu cơ, chúng phát triển hệ thông hang động liên tục và theo chiều ngang, loài này không có ý nghĩa đôi với các vùng có nhiều rác bổi, mà ý nghĩa của chúng là giúp cho đất được thoáng khí, nhóm này thuộc dạng trung gian, điển hình là loài trùn Hổ ( Lumbricus terrestrics )
• Nhóm Aneics : Nhóm này sông ở tầng sâu nơi có nhiều khoáng, có loài sống sâu đến cả mét, nhóm này có hệ thông hang bền vững và ăn sâu trong mặt đất, chúng ăn
mùn thôi và chui lên mặt đất để ăn một sô" rác khó phân hủy, phân gia súc và một sô" nguyên liệu hữu cơ khác, điển hình cho nhóm này có loài Pheretima.sp. • Cơ sở lựa chọn loại trùn thích hợp để phân hũy chất thải rắn hữu cơ:
- Sự phân bô" rộng rãi. - Dễ nuôi.
- Đặc điểm sinh lý của trùn, đặt tính sông.
- Khả năng thích ứng với thức ăn (chủ yếu là thức ăn hữu cơ) và quá trình chuyển hóa chất thải.
- Tôc độ sinh sản nhanh.
Dựa vào các cơ sở chọn lựa nêu trên cho thấy loài Trùn quế thuộc Nhóm Epigeic là thích hợp nhất cho việc lựa chọn tham gia vào quá trình nghiên cứu.
Bảng 5.1 : Đặt tính sống của Trùn quê