TỔNG QUAN VE TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN 1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng (Trang 62 - 64)

- Giảm khôi lượng của chúng trong cân bằng vật chất chung Giảm chất độc trong khí thải tiêu hủy rác.

5.1TỔNG QUAN VE TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN 1.Tình hình nghiên cứu trong nước

5.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Công nghệ nuôi trùn đã du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu 1990 do các nhà khoa học Việt kiều chuyển giao tài liệu về Việt Nam. Hiện nay, về lĩnh vực nghiên cứu giông trùn dùng để sử dụng vào quy trình xử lý rác thải hữu cơ đang được tiến hành nhưng không ít gặp phải khó khăn về các yếu tô" như : Giông trùn sử dụng, quy mô áp dụng, thành phần rác thải hữu cơ quá phức tạp và đa dạng do chưa qua quá trình phân loại, điều kiện môi trường sồng ...

Tuy nhiên, hiện nay quá trình nghiên cứu thành công khi sử dụng loài trùn Epigeic là loài trùn ăn phân (Excavatus Perionyx - Trùn quế) để xử lý rác thải từ quá trình chăn nuôi có nguồn gốc từ phân bò, heo, gia cầm nhốt trong nhà và rác thải nông nghiệp như : Rơm rạ, bã mía, lá cây mục ... đã thành công và đang được nhân rộng tại các địa phương ở khu vực phía Nam. Phân bón là sản phẩm của quá trình có hàm lượng chất dinh dưỡng cao rất thích hợp với các loại cây trồng, ngoài ra áp dụng quá trình này đã giải quyết đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp tạo ra.

Tổng hợp các vấn đề phân tích nêu trên, cho thấy việc nghiên cứu phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế

thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng là một lĩnh vực tiếp cận nghiên cứu mới có tính ứng dụng thực tế cao.

5.1.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu sử dụng trùn để xử lý rác thải đã được khởi xướng từ những năm 1970. Việc chuyển đổi chất rắn sinh học (Biosolid) bằng công nghệ Vermicomposting đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Syracuse - New York khởi xướng. Năm 1978, một hội nghị lần đầu tiên về vấn đề này được tổ chức tại Đại học Syracuse - New York, USA. Cho đến nay, tài liệu nghiên cứu về Vermicomposting đã được tổng hợp khá phong phú. Hiện nay trên thế

V *

giới có 3 Trung tâm mạnh ve Vermicomposting đó là : Mỹ, Ưc và An Độ.

Phương pháp xử lý rác thải bằng trùn có thể ứng dụng từ mức độ đơn giản (nuôi trong nhà) đến hệ thông phức tạp (chu trình khép kín). Nhìn chung, các quy trình dùng trùn để xử lý rác đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo tổng kết của nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh này là Edwards (năm 1998), quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này gồm 6 bước :

- Chọn lọc giông trùn có thể xử lý rác thải đặt trưng và không đặt trứng. Hiện nay đã biết rõ khoảng 5-7 loài có khả năng này, chủ yếu là loài Epigeic. Tuy nhiên, tùy theo từng địa phương khác nhau, công việc này có thể tiến hành ở quy mô hẹp hay rộng cũng như lựa chọn giông trùn thuần hóa địa phương phải xem xét đồng thời hai khía cạnh là sinh học và kinh tế.

- Xem xét chế độ, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại giông trùn sơ tuyển trên cơ chất chính là nguồn rác hữu cơ mà chúng sinh sông ở trên đó.

- Đánh giá tốc độ biến đổi sinh khôi rác hữu cơ thành sinh khôi trùn dưới ảnh hưởng của các dạng thức ăn cung cấp cho chúng, các yếu tô" môi trường.

- Thử nghiệm các phương pháp thu hoạch thích hợp sinh khôi trùn và sản phẩm sau khi tiêu hóa (Vermicomposting).

- Phát triển và hoàn chỉnh các kỹ thuật cũng như hệ thông xử lý rác nhờ vào loại trùn áp dụng, sản xuất Vermicomposting và sinh khôi trùn.

- Thử nghiệm chế phẩm Vermicomposting và hoàn chỉnh sản phẩm này ở mức độ thương mại hóa.

Nhìn chung, những nghiên cứu và phát triển việc nuôi trùn được tiến hành thực hiện các nước phát triển, chỉ có một sô" ít ở các nước đang phát triển hoặc nước nghèo . Trong khi trong thực tế, chính ở những nước này cần chú ý đến việc nuôi trùn và chế biến những sản phẩm của nó phục vụ cho các ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng (Trang 62 - 64)