XUẤT BIỆN PHÁP PHÂN LOẠ

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng (Trang 56 - 58)

- Giảm khôi lượng của chúng trong cân bằng vật chất chung Giảm chất độc trong khí thải tiêu hủy rác.

4.3.XUẤT BIỆN PHÁP PHÂN LOẠ

Để công tác phân loại đạt hiệu quả cần phải có sự xem xét, nhìn nhận các khía cạnh liên quan như sau :

- Khả năng phân loại hiệu quả (triệt để) các thành phần chất thải rắn đã được tách ra (tách riêng biệt các thành phần chất thải để dễ dàng cho các hoạt động xử lý sau này).

- Công tác quản lý nhà nước dễ dàng và không cồng kềnh.

- Phù hợp với xu hướng xã hội hóa các cồng tác quản lý chất thải.

Đề xuất thiết bị tồn trữ và phân loại rác tại nguồn được thực hiện như sau : Sẽ sử dụng 02 thùng chứa, 01 thùng đựng chất hữu cơ và 01 thùng chứa các chất còn lại. Hai thùng này có thể tách rời (hoặc chế tạo chung thành một thùng nhưng có thể tách rời khi chuyển rác lên xe thu gom). Trong các thùng đều có túi PE hoặc polymer có khả năng phân hủy sinh học (không

dùng túi PVC), túi màu xanh nước biển (kiến nghị) chứa chất thải rắn hữu cơ, túi màu xanh lá cây đựng các loại chất thải rắn còn lại. Căn hộ nào chật hẹp thì có thể chỉ dùng túi PE.

Đốì với rác thải hữu cơ sẽ phân loại thêm một lần nữa để tận dụng những thành phần có khả năng tái chế tại chỗ bằng sự tham gia của Trùn quế để tạo ra nguồn phân bón sạch có chất lượng cao phục vụ cho việc trồng trọt tại hộ gia đình.

Mô hình đề xuất phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình được nêu trong Hình 3.3 như sau :

Tái chế Phân compost, phânvi sinh Rác hữu cơ Không tái chế Rác th5 hộ Bãi chôn lấp gia đình Không tái chế Rác vô cơ

Tái chế Thủy tinh,nhựa,

giấy ...

Hình 4.3. Mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn

Với phương án phân loại thành hai thành phần, khôi lượng và thành phần các loại chất thải rắn hữu cơ còn lại là những thông sô" cơ sở cần thiết để tính toán thiết kế mô hình phân hũy. Thành phần chất thải rắn từ hộ gia đình không có sự khác biệt đáng kể.

Kết quả khảo sát thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ 25 hộ gia đình cho thấy khôi lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 0,75 kg/người.ngày, giá trị tỷ lệ chất thải rắn thực phẩm chiếm khoảng 70-79% có tần suất xuất hiện cao nhất (42%).

Do đó, đốì với chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, giá trị tỷ lệ chất thải rắn thực phẩm trung bình 79% (tính theo tổng khôi lượng chất thải rắn sinh hoạt ướt) được sử dụng cho tất cả các tính toán.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng (Trang 56 - 58)