- Giảm khôi lượng của chúng trong cân bằng vật chất chung Giảm chất độc trong khí thải tiêu hủy rác.
4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LƠI, KHÓ KHĂN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
4.2. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LƠI, KHÓ KHĂN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN NGUỒN
4.2.1. Thuận lợi
Do khôi lượng rác sinh ra tại hộ gia đình thường có khôi lượng nhỏ, hơn nữa tính đại diện của một sô" thành phần có trong rác thải sinh hoạt thường chiếm tỷ lệ cao, đáng kể nhất là thành phần rác hữu cơ (thực phẩm dư thừa) chiếm tỷ lệ từ 60-90%.
Mặc khác công việc phân loại rác tại nguồn có thể thực hiện ngay trong quá trình thải bỏ, đây là điểm nổi bật cần được quan tâm trong công tác này.
Những thành phần rác có khả năng tái sinh, tái chế có thể trong rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại có thể bán trực tiếp cho các cơ sở có nhu cầu tái sinh tái chế mà khổng cần qua công đoạn phân loại nào nữa hoặc xử lý trước khi tái chế, tái sử dụng.
Tóm tại, công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có thể mang lại những lợi ích tích cực như sau :
- Tạo được ý thức cho chính người phát sinh chất thải trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn chất thải. Tránh trình trạng xử lý cuối cùng bằng biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn phát sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn của thành phô".
- Giảm đang kể chi phí dành cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị và giải quyết triệt để các vấn đề ổ nhiễm của bãi chổn lấp :
+ Thành phần chất thải rắn đưa vào mồi trường trở nên sạch hơn và sô" lượng ít hơn, cụ thể có thể tận dụng 3.000-3.500 tấn/ngày chất thải rắn hữu cơ để làm phân compost, phân vi sinh với chất lượng cao (không lẫn plastic, thủy tinh, các chất độc hại,...).
+ Giảm khoảng 70 - 80% lượng chất thải rắn hữu cơ (hoặc 50-60% lượng chất thải rắn của toàn thành phô") đổ vào bãi chôn lấp.
Bảng 4.1 : Khối lượng compost/vật liệu che phủ tạo ra từ chất thải rắn thực phẩm
“Nguồn : Phân loại rác tại nguồn thành phô Hồ Chí Minh ”
Bảng 4.2 : Dung tích và diện tích bãi chôn lấp tiết kiệm được do giảm khối lượng chất thải rắn cần chôn lấp qua các năm
5
Năm Rác thực phẩm (tấn/năm) Phân compost (Tấn/năm)
2005 1.462.190 146.219 2006 1.543.220 154.322 2007 1.623.885 162.389 2008 1.704.550 170.455 2009 1.785.580 178.558 2010 1.866.245 186.625
“Nguồn : Phân loại rác tại nguồn thành phô Hồ Chí Minh ”
+ Giảm lượng khí Methane, đây là tác nhân gây góp phần gây “Hiệu ứng nhà kính” và các loại khí bãi chôn lấp khác gây ô nhiễm môi trường do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
+ Giảm lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước rò rỉ cũng như giảm chi phí đầu tư cho công tác xử lý cũng như tìm kiếm công nghệ phù hợp để xử lý loại nước thải này.
+ Giảm diện tích đất sử dụng cho các bãi chôn lấp.
- Làm tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế.
5
Năm Khôi lượng
chất thải rắn sinh hoạt (tấn/năm)
Khôi lượng phế liệu (tấn/năm)
Dung tích bãi chôn lấp tiết kiệm (m /năm)
Diện tích chôn lấp tiết kiệm được (ha/năm)
2004 1.708.565 174.387 398144 2,65
2005 1.808.575 184.596 421452 2,81
2006 1.908.585 194.803 444756 2,97
2007 2.008.595 205.010 468059 3,12
Năm Khôi lượng CTRSH (tấn/năm)
Khôi lượng phế liệu (tấn/năm)
Dung tích BCL tiết kiệm (m /năm)
Diện tích chôn lâp tiết kiệm được (ha/năm)
2008 2.108.240 215.181 491281 3,28
2009 2.208.250 259.063 591468 3,94
4.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi trong quá trình phân loại nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên với những mặt thuận lợi đã đạt được, thì việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cũng gặp không ít khó khăn như:
- Thói quen của người dân sử dụng một thùng hay bao ni lông để chứa tất cả thành phần rác thải sinh hoạt.
- Công đoạn phân loại và lưu trữ rác tại nguồn sẽ tăng sô" thùng chứa để chứa các loại rác đã tách ra. Mặc dù có sự gia tăng thùng chứa, tuy nhiên điều kiện về phát tán của các chất ô nhiễm từ rác vẫn như cũ và có thể được kiểm soát tốt hơn nên vấn đề về ô nhiễm tại nguồn là không xảy ra.